Sùng Giàng Tủa triệu phú phình hồ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Triệu phú Phình Hồ - đó là cái tên mà người dân xã vùng cao Phình Hồ, huyện Trạm Tấu thường gọi khi nhắc đến Sùng Giàng Tủa, một giáo dân trong xã. Năm nay 49 tuổi, Sùng Giàng Tủa với bản chất chăm chỉ chịu khó, biết dựa vào lợi thế vùng cao có đồng cỏ rộng, từ chỗ chỉ có vài ba con trâu, bò do bố mẹ để lại, Tủa cùng vợ con trong gia đình đã bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển, đến nay anh đã có trong tay 40 con trâu, 30 con bò, 7 con ngựa và nhiều gà, lợn.

Ngoài phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, anh còn canh tác 3 ha lúa nước, mỗi năm thu về hơn 2 tấn thóc, chăm sóc 0,5 ha chè Shan. Chỉ tính riêng đàn gia súc, hiện nay Sùng Giàng Tủa đã có cả vài trăm triệu đồng. Thu nhập từ bán trâu, bò, Sùng Giàng Tủa đã làm mới được ngôi nhà gỗ mới khang trang tại trung tâm cụm xã, mua sắm được nhiều phương tiện phục vụ sinh hoạt đắt tiền như đài, ti vi, máy khâu, xe máy, máy xát... Những hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong dòng họ, trong thôn được Sùng Giàng Tủa giúp đỡ bằng cách cho nuôi rẽ trâu, bò; hiện anh đã cho nuôi rẽ trên một chục con trâu, bò tại các thôn Chí Lư, Phình Hồ. Được anh giúp đỡ, nhiều hộ đã thoát được đói, nghèo, có cuộc sống ổn định. Ông Sùng A Đơ, Bí thư Đảng ủy xã Phình Hồ cho biết: Sùng Giàng Tủa là tấm gương tiêu biểu trong họ đạo ở xã về phát triển kinh tế hộ gia đình; chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, "kính Chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo", xứng đáng để nhân dân trong xã noi gương học tập.

Tạ Hoàng Tuyến

Các tin khác
Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Cựu chiến binh Nguyễn Công Luân (thứ hai, bên trái) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế về việc hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.

“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.

Mô hình sản xuất chè theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP của ông Phạm Đức Hồng, thôn Phúc Hòa.

Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục