Lên rừng làm giàu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là câu chuyện về ý chí và nghị lực vượt khó làm giàu của anh Nguyễn Văn Thạnh-thôn Khe Bút-một trong 18 thôn vùng cao còn nhiều khó khăn của xã Lâm Giang, huyện Văn Yên.

Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh đến thăm một gia đình thương binh làm kinh tế giỏi ở xã Thượng Bằng La (Văn Chấn). (Ảnh: Sơn Nam)
Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh đến thăm một gia đình thương binh làm kinh tế giỏi ở xã Thượng Bằng La (Văn Chấn). (Ảnh: Sơn Nam)

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông con ở miền quê Hưng Yên, năm 1962 anh Thạnh theo cha mẹ lên xây dựng vùng kinh tế mới ở đây. Từ đây anh bắt đầu công cuộc khai phá đất hoang đầy sỏi đá, cùng cha mẹ lo miếng ăn, cái mặc cho gia đình. Sau khi ổn định cuộc sống thì anh được cha mẹ lấy vợ và cho ra ở riêng với "tài sản" là một khu đồi rừng trong thung lũng Khe Bút. Nhìn khu đồi rộng mênh mông hàng chục ha đầy lau sậy và sỏi đá người trong thôn đều bảo:"Cày cấy được trên đất cằn này mà sống thì quả là có chí".  Vốn tính siêng năng, chăm chỉ nên anh Thạnh bắt tay ngay vào công việc. Từ phát nương, đào từng gốc cỏ chè vè rậm rạp chất thành đống để đốt cho tới việc tỷ mỉ nhặt nhạnh từng viên đá lớn, nhỏ xếp vào ven đồi để lấy đất trồng cây. Ngày đó phong trào trồng mía ở Lâm Giang rất mạnh, anh Thạnh đã cùng gia đình ngày ngày đào rãnh, bỏ phân trồng mía, trồng nhãn và theo bà con trong vùng trồng cây quế nên đã cho anh chút thu nhập từ nghề nấu mật mía trong những năm đầu. Để đảm bảo vừa có nguồn nước tưới tiêu, vừa tăng gia chăn nuôi thêm thu nhập, anh Thạnh tính chuyện đào ao nuôi cá. Ban đầu là một sào, rồi hai sào ao thả đầy cá chép, trôi và trắm cỏ. Nuôi thấy cá rất mau lớn, lại có dư nguồn nước tưới cho vườn cây và cải thiện được cuộc sống, anh quyết định tiếp tục đào thêm 3 sào ao nữa để nuôi cá thịt. Các loại cá nuôi cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn cho hợp với nhu cầu người tiêu dùng như cá mè, rô phi đơn tính, chép lai...Thời điểm cao nhất một vụ cá 5 sào ao của anh cũng cho thu nhập trên 10 triệu đồng, chưa kể đàn lợn hàng chục con mỗi năm xuất chuồng 2 tấn lợn thịt. Không tự bằng lòng với chính mình và cũng không chịu dừng lại ở đó, thấy đồi rừng rộng và thung lũng Khe Bút đầy cỏ non, anh Thạnh bàn với gia đình chăn nuôi thêm đàn gia súc, gia cầm. Hưởng ứng phong trào trồng sắn cao sản của huyện phát động, sẵn có đất đai, anh trồng thêm 2 vạn gốc sắn cao sản và 1 vạn gốc quế, đến nay đồi quế của gia đình anh đã được 8 năm tuổi.

 

Đưa chúng tôi đi một vòng thăm trang trại, anh Thạnh hhồ hởi:"Vụ này cây sắn cao sản được giá nên gia đình cũng đã có thêm nguồn thu 15 triệu đồng". Qua đồi keo lai rộng mênh mông và xanh ngút mắt, chúng tôi còn được anh Thạnh dẫn đến thăm đồi bồ đề, mỡ với những cây mỡ thẳng tắp 7 năm tuổi to bằng phích nước và rừng trám 2 năm tuổi chừng 5000 cây đang hứa hẹn nguồn thu nhập lớn. Anh Thạnh nói đùa vui:"Số mình đúng là phải lên rừng mới làm giàu được". Được biết mấy năm nay đời sống kinh tế của bà con trong thôn Khe Bút của anh cũng như trong xã phát triển rất mạnh. Số hộ có nhà xây ngày một tăng lên, như người Dao ở thôn Làng Cài là thôn khá nhất xã có tới 80% hộ có nhà xây, trong đó nhà Bí thư chi bộ Lý Trương Định có tới 50 con trâu bò sinh sản. Điểm mạnh của Khe Bút nói riêng và 18 thôn, bản trong xã Lâm Giang nói chung như nhận xét của anh Thạnh là các thôn rất đoàn kết, đồng bào các dân tộc như anh em một nhà, cùng giúp nhau phát triển kinh tế nên bộ mặt vùng cao Lâm Giang có rất nhiều đổi mới. Với bản thân, anh Thạnh từ lâu đã coi đây là quê hương thứ hai của mình và cùng người dân trong thôn, trong xã dốc sức xây dựng quê hương.

 

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là năm 2006 vừa qua, anh Nguyễn Văn Thạnh còn giúp đỡ thêm ngày công, tiền và cây, con giống cho nhiều hộ đồng bào dân tộc trong thôn, trong xã trị giá hàng chục triệu đồng để có thêm điều kiện phát triển kinh tế và làm giàu. Nhờ đó đến nay xã Lâm Giang không còn hộ nào thiếu đói, số hộ có kinh tế khá, cho thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm trở lên chiếm gần 50%, riêng thôn Khe Bút vốn khó khăn đã trở thành một trong những thôn có kinh tế khá của xã. Cách làm giàu và ý chí, nghị lực thoát nghèo, vượt khó của anh Nguyễn Văn Thạnh ở thôn Khe Bút thật xứng đáng là tấm gương cho mọi người noi theo.

 

Thanh Hương

Các tin khác
Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Cựu chiến binh Nguyễn Công Luân (thứ hai, bên trái) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế về việc hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.

“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.

Mô hình sản xuất chè theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP của ông Phạm Đức Hồng, thôn Phúc Hòa.

Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục