Vàng A Nủ - một sỹ quan đầy nhiệt huyết

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Gặp anh tại Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang thành phố Yên Bái (2003 - 2006) với khuôn mặt rắn rỏi, nước da rám nắng, vóc người nhỏ nhắn trong bộ quân phục, đã làm toát lên trong anh bản lĩnh “Anh bộ đội Cụ Hồ”. Đó chính là thiếu úy Vàng A Nủ - Trợ lý kỹ thuật thuộc Ban CHQS thành phố Yên Bái.

Thiếu úy Vàng A Nủ đang hướng dẫn đồng đội kỹ thuật bảo quản súng.
Thiếu úy Vàng A Nủ đang hướng dẫn đồng đội kỹ thuật bảo quản súng.

Nủ con thứ tư trong một gia đình dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió của huyện vùng cao Mù Cang Chải. Năm 1993 thực hiện chính sách đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ vùng cao, anh được tuyển đi học thiếu sinh quân tại Trường Quân sự Ấp Bắc. Năm 2000, với kết quả học tập tốt anh tiếp tục được cử đi học trung cấp quân khí tại Tổng cục Kỹ thuật. Sau những năm tháng gian khổ rèn luyện trên thao trường, tháng 9 năm 2003 anh được điều động về làm trợ lý kỹ thuật tại Ban CHQS thành phố Yên Bái với quân hàm thiếu úy. Tâm sự với chúng tôi, anh bộc bạch: “Đối với người Mông chúng tôi, thường thích lao động chân tay hơn là làm việc trên bàn giấy nên khi được trên cử đi đào tạo trở thành cán bộ phục vụ lâu dài trong quân đội, mà lại về ngành kỹ thuật, lúc đầu tôi rất băn khoăn và lo lắng. Nhưng với sự chỉ bảo tận tình của các giảng viên, các sỹ quan chỉ huy, sự động viên chân tình của anh em đồng đội tôi đã dần tháo gỡ vướng mắc, yên tâm học tập và luôn có ý thức vươn lên, nỗ lực rèn luyện, hoàn thành tốt chương trình học tập. Từ đó, nâng cao hiểu biết về tính năng tác dụng của các loại vũ khí, khí tài trong quân đội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong môi trường công tác của mình”.

 

Trong suốt quá trình công tác tại Ban CHQS thành phố, Vàng A Nủ luôn chủ động xây dựng kế hoạch công tác kỹ thuật từng tháng, từng quý, từng năm một cách hệ thống và khoa học. Đồng thời thực hành tổ chức tốt công tác quản lý, bảo dưỡng, cấp phát cho các đơn vị sử dụng; tham mưu đề xuất cho Ban CHQS thành phố phối hợp hiệp đồng với các cơ quan liên quan bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang thành phố, đáp ứng yêu cầu, đúng đủ về số lượng, chất lượng tốt. Thượng tá Nguyễn Văn Thống - Phó bí thư Đảng ủy Quân sự, Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS thành phố Yên Bái đã nhận xét: “Thiếu úy Vàng A Nủ trưởng thành trong môi trường quân đội đầy gian khổ và anh cũng được đào tạo bài bản nên từ khi về nhận nhiệm vụ tại Ban CHQS thành phố, thiếu úy Nủ luôn làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao, đầy năng lực và nhiệt huyết, đưa ra được nhiều sáng kiến để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo dưỡng cấp phát vũ khí, khí tài. Mọi nhiệm vụ được giao, thiếu úy Nủ luôn hoàn thành một cách xuất sắc trong khoảng thời gian ngắn nhất”. Quả đúng như vậy, cùng với góp phần đảm bảo tốt vũ khí trang bị cho 67 đầu mối dân quân tự vệ của thành phố, trong 3 năm (2003 - 2006), anh đã cùng đồng đội thực hiện bảo quản thường xuyên 4.046 lượt khẩu súng; bảo quản định kỳ 2.329 lượt súng; bảo quản tốt 4,6 tấn đạn dược. Anh còn đề xuất với Ban CHQS tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố Yên Bái chỉ đạo các ngành chức năng, thu hồi 7 khẩu súng các loại, 27 quả lựu đạn và một số vật liệu nổ khác trôi nổi trên địa bàn gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trật tự xã hội. Với những thành tích, sự cống hiến trong suốt quá trình học tập và công tác anh đã vinh dự được kết nạp Đảng tại Đảng bộ Quân sự thành phố. Từ lòng say mê và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và lối sống chân thành giản dị chàng thanh niên người Mông mang trên mình màu xanh áo lính của Bộ đội Cụ Hồ luôn được đồng đội tin yêu, mến phục.

 

Là sỹ quan người dân tộc thiểu số, với tinh thần phấn đấu bền bỉ và nêu cao trách nhiệm nhiều năm liên tục anh được các cấp tặng thưởng bằng khen, giấy khen. Nhưng không tự thỏa mãn với những thành tích đã đạt được, anh đã và đang nỗ lực hết mình với nhiệt huyết của tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ, luôn vươn lên khắc phục mọi khó khăn gian khổ chủ động học hỏi, thực hiện một cách có hiệu quả công việc được giao trong chức trách nhiệm vụ của mình, luôn giữ được sự tin yêu, mến phục của cấp trên và anh em đồng đội. Thiếu úy Vàng A Nủ thật xứng đáng là một điển hình tiên tiến trên phong trào thi đua của lực lượng vũ trang thành phố Yên Bái.

 

Tuấn Anh

Các tin khác
Chị Tâm (người ngoài cùng bên phải) vừa là

“Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội của nhân dân, không để nơi nào thiếu đời sống văn hóa”, người cán bộ văn hóa cơ sở phải biết khơi dậy niềm đam mê từ mỗi hạt nhân từ cơ sở, thắp lên tinh thần đoàn kết cộng đồng, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hóa gắn với thực tế cuộc sống. Những người làm công tác văn hóa ở cơ sở như Đỗ Toàn Tâm -cán bộ Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Yên Bái chính là nhân tố đóng vai trò “đạo diễn” để tạo nên mối liên kết đặc biệt ấy.

Cô giáo Phạm Thị Hồng luôn quan tâm, chỉ dạy và tiếp thêm tình yêu với môn học Lịch sử cho các thế hệ học sinh của Trường THPT Chu Văn An.

Cô giáo trực tiếp dạy môn Sử của hai nữ sinh xuất sắc giành giải Nhì và giải Ba môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 để ghi dấu thành tích cho ngôi trường ngoài chuyên duy nhất có giải trong số 33 giải học sinh giỏi quốc gia THPT năm nay của tỉnh Yên Bái. Đó chính là cô giáo Phạm Thị Hồng - giáo viên Trường PTTH Chu Văn An, huyện Văn Yên- người "truyền lửa" cho bao thế hệ học trò say mê và gặt hái "trái ngọt" từ môn Sử trong những năm qua.

Cựu chiến binh Nguyễn Công Luân (thứ hai, bên trái) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế về việc hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để làm đường.

“Tấc đất tấc vàng”, con đường Hoàng Văn Thụ đấu nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên sẽ vẫn mãi nhỏ hẹp nếu không có sự đồng thuận hiến đất của người dân. Trong đó, có vai trò quan trọng của các cựu chiến binh (CCB) hiến kế, hiến công, hiến của, hiến đất. Đặc biệt, trong số đó có CCB Nguyễn Công Luân, hội viên Chi hội CCB tổ 12, thị trấn Yên Thế, năm nay đã 93 tuổi.

Mô hình sản xuất chè theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP của ông Phạm Đức Hồng, thôn Phúc Hòa.

Cách đây hơn chục năm, do quy trình canh tác không bảo đảm an toàn, nên sản phẩm chè tươi, khô của người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình tiêu thụ chậm, giá thấp, nhiều hộ chặt bỏ chè trồng các loại cây ăn quả có múi, khiến diện tích chè sụt giảm nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục