Thành phố Yên Bái: Chị Thủy trồng nấm làm giàu

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/6/2023 | 7:46:13 AM

YênBái - Chăm chỉ, chịu khó sáng tạo, chị Trần Thị Thủy ở tổ dân phố 4, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái đã thành công trong phát triển kinh tế gia đình với mô hình trồng nấm.

Chị Trần Thị Thủy chăm sóc nấm.
Chị Trần Thị Thủy chăm sóc nấm.

Đến nay, gia đình chị Thủy trồng được nhiều loại nấm ăn (nấm sò, đùi gà, hoàng đế, nấm hương, mộc nhĩ...) và nấm dược liệu (linh chi), nấm tiểu cảnh (linh chi sừng hươu) định hướng sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Chị Trần Thị Thủy chia sẻ: "Mục tiêu chính khi thành lập mô hình trang trại nấm là để hình thành liên kết, tạo nên chuỗi giá trị cho một ngành nghề mới ở địa phương. Nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu tuy không phải là thế mạnh của địa phương nhưng tương lai sẽ là một ngành nghề quan trọng. Trong sản xuất, gia đình hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa sạch, an toàn, hữu cơ và xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản của địa phương - sản phẩm OCOP, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững”.

Chịu khó nghiên cứu, học hỏi, chị Thủy và gia đình đã tự sản xuất, nuôi trồng được các loại nấm ăn, như: nấm sò, mộc nhĩ, nấm hương, hoàng đế, nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm vân chi. Đặc biệt, bằng kinh nghiệm 6 năm trong nghề, chị Thủy và gia đình đã sản xuất ra loại nấm sừng hươu từ nấm linh chi, nấm đùi gà và nấm hương dựa theo thời tiết địa phương và một số loại nấm theo yêu cầu của khách hàng. 

Nguồn phôi nấm mà trang trại của gia đình sản xuất được không chỉ phục vụ nuôi trồng của trang trại mà còn cung cấp cho các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, các trang trại trong và ngoài tỉnh có nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng vừa và nhỏ. Trong đó, tập trung chủ yếu vào nấm sò, hoàng đế, mộc nhĩ và nấm linh chi theo hướng nuôi trồng hữu cơ. 

Chị Thủy cho biết: "Hiện nay, việc cung cấp nấm thành phẩm và phôi nấm của trang trại cho các chợ, các tiểu thương, các cá nhân và hộ gia đình trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận và một số tỉnh thành trong cả nước tuy chưa ổn định nhưng đã có một số điểm thu mua cố định. Sản phẩm cung cấp ra thị trường không gặp khó khăn về đối thủ cạnh tranh”.

Sản lượng của trang trại từ 1 vạn bịch phôi/năm ban đầu đã tăng lên 5 vạn bịch phôi/năm hiện nay. Trang trại cũng đang giải quyết việc làm cho 5 lao động có thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Trang trại nuôi trồng nấm mang lại tổng doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm cho gia đình chị Thủy, trừ chi phí, gia đình có nguồn thu ổn định từ 300-350 triệu đồng/năm.

Thu Hạnh

Tags Trồng nấm thoát nghèo thu nhập nấm sò đùi gà hoàng đế nấm hương mộc nhĩ

Các tin khác
Ông Trần Quyết Tiến (bên trái) nhận giấy khen của UBND huyện Trấn Yên tại Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi giai đoạn 2018 - 2023.

Đã sang tuổi 73 nhưng ông Trần Quyết Tiến ở thôn Yên Thịnh, xã Yên Thành, (Trấn Yên) vẫn làm chủ mô hình kinh tế mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng, được huyện tặng giấy khen gương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Thôn An Sơn ngày nay trù phú nhờ làm nông nghiệp.

Hôm nay, trên mảnh đất nhiều đổi thay trù phú và ấm no này, mọi người dân An Sơn đều cảm nhận, đây chính là một vùng quê lúa Thái Bình chân chất và những người con của quê lúa đã trót nặng lòng với mảnh đất Mường Lò. Từ những cụ già thế hệ thứ nhất đến các thế hệ thứ 2, thứ 3 của người Thái Bình năm xưa đã và đang góp phần xây dựng và phát triển mảnh đất Mường Lò ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Cô giáo Bạch Thị Thương Huyền nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh

Không chỉ năng nổ, nhiệt huyết trong hoạt động công đoàn, cô giáo Bạch Thị Thương Huyền - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Mầm non xã Đại Đồng, huyện Yên Bình còn là một giáo viên luôn hết lòng vì học sinh.

Anh Nguyễn Văn Tưởng - Trưởng thôn An Sơn với ước mơ xây dựng An Sơn thành quê hương Thái Bình thứ 2 ở Mường Lò.

Năm 1965, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, 30 hộ dân từ vùng quê Hưng Hà, Thái Bình lên cánh đồng Mường Lò khai hoang, lập nghiệp. Thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập như hình ảnh một quê hương Thái Bình “5 tấn” thu nhỏ và cũng là một mong ước “An Sơn” an cư xây dựng một cuộc sống mới đủ đầy trên mảnh đất vùng núi Tây Bắc. Gần 60 năm qua, những người con Thái Bình đã và đang đưa thôn An Sơn xây dựng lên một “cánh đồng lúa lớn” tạo ra một vùng nông thôn trù phú ở Nghĩa Lộ - Mường Lò.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục