Giàng Thị Vang - làm giàu từ kinh doanh dịch vụ du lịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/7/2023 | 7:24:51 AM

YênBái - Không chỉ cần cù, chăm chỉ, chị Giàng Thị Vang ở bản Pú Nhu Háng Sung, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải còn là một phụ nữ trẻ năng động làm giàu nhờ biết dựa vào tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương.

Chị Giàng Thị Vang sửa soạn phòng nghỉ lưu trú cho khách.
Chị Giàng Thị Vang sửa soạn phòng nghỉ lưu trú cho khách.

Gia đình chị Vang cách danh thắng ruộng bậc thang "đồi Mâm Xôi” chừng 2 km và gần đường quốc lộ. Trước đây, gia đình chị có một mảnh đất vì diện tích  nhỏ không đủ để phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Song, khi nhận thấy lượng khách du lịch đến với Mù Cang Chải ngày một đông, nhất là vào mùa lễ hội (tháng 9, tháng 10), trong khi dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn huyện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên chị Vang đã bàn với chồng đầu tư xây dựng homestay với phong cách nhà sàn truyền thống trên mảnh đất đó. Vợ chồng chị Vang đã dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm kết hợp với vay mượn thêm để thực hiện ước mơ làm giàu. 

Biết mình chưa có kiến thức, kinh nghiệm làm du lịch nên mỗi khi huyện mở lớp tập huấn, bồi dưỡng làm du lịch cho người dân là chị Vang lại đăng ký tham gia ngay. Chị còn chủ động học hỏi thêm các kiến thức về làm du lịch qua đài, báo, tivi, qua mạng Internet; trực tiếp tham quan các mô hình homestay trên địa bàn; lập tài khoản Facebook cá nhân để quảng bá, giới thiệu về các cảnh đẹp thiên nhiên của Mù Cang Chải và homestay của gia đình… 

Nhờ ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, đầu tư đúng hướng nên dù mới đi vào hoạt động chưa lâu, song homestay của gia đình chị Vang đã thu hút được rất đông khách đến lưu trú, nghỉ dưỡng. 

Chị Đặng Hồng Anh - du khách Hà Nội chia sẻ: "Với vị trí tiện lợi, giá cả bình dân, không gian sạch sẽ, thoáng mát và đặc biệt thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, cởi mở của vợ chồng chị Vang đã để lại rất nhiều ấn tượng trong tôi. Đến với homestay của gia đình chị Vang, tôi không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên mà còn có cơ hội hiểu hơn về phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông nơi đây”. 

Được biết, trung bình mỗi năm, gia đình chị Vang đón hàng nghìn lượt khách du lịch, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Cùng với làm du lịch, gia đình chị Vang còn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng lúa, trồng ngô. Nhờ biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất nên năng suất cây trồng, vật nuôi của gia đình chị Vang luôn đạt cao hơn nhiều hộ trong bản. 

Chị Vang tâm sự: "Thời gian tới, gia đình tiếp tục đầu tư cho homestay ngày càng đầy đủ, tiện nghi để phục vụ khách du lịch được tốt hơn. Đồng thời, tôi cũng sẽ tích cực học hỏi, trao dồi kiến thức, kinh nghiệm làm du lịch để có thể trở thành một "hướng dẫn viên du lịch” của địa phương, giúp địa phương quảng bá những danh lam thắng cảnh, món ăn ẩm thực, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Hồng Oanh

Tags Giàng Thị Vang dịch vụ du lịch đồi Mâm Xôi du lịch cộng đồng La Pán Tẩn

Các tin khác
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh trao tặng bằng khen cho cô giáo Lò Thủy Uyên vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động và hiến máu tình nguyện năm 2023.

10 lần hiến máu với hàng trăm đơn vị máu từ khi còn là sinh viên đại học; thường xuyên vận động người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cùng tham gia hiến máu, cô giáo Lò Thủy Uyên - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải hàng ngày vẫn cần mẫn vun trồng những hạt mầm nhân ái, lan tỏa hành động yêu thương, tích cực đến với cộng đồng, xã hội.

Cựu chiến binh Vũ Văn Thanh chăm sóc đàn lợn thương phẩm.

Với tinh thần tự lực, tự cường, cựu chiến binh (CCB) Vũ Văn Thanh, thương binh 2/4 ở thôn 2, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã vươn lên làm giàu bằng mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thùy Nhung hỗ trợ, can thiệp cho trẻ tại gia đình.

Dạy học cho học sinh bình thường đã khó, dạy học cho những trẻ chậm phát triển còn khó hơn gấp muôn phần. Thế nhưng, bằng tâm huyết và tình yêu với trẻ, chị Nguyễn Thị Thùy Nhung ở tổ 10, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã trở thành người chắp cánh tương lai hòa nhập cộng đồng cho rất nhiều trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, chậm ngôn ngữ.

Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Văn dạy múa xòe cho các em thiếu nhi ở bản Tông Poọng, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ.

Năm 2022, bà Hoàng Thị Văn, tổ Tông Co 3, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ được công nhận là Nghệ nhân dân gian. Đây là sự ghi nhận đối với những đóng góp của bà trong bảo tồn, truyền dạy những điệu xòe cổ cho thế hệ trẻ, góp phần khơi dậy, vun đắp tình cảm, lòng tự hào đối với văn hóa truyền thống dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục