Lê Chí Công - cựu chiến binh năng động

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/5/2024 | 7:37:54 AM

YênBái - Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.
Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, CCB Lê Chí Công trở về quê hương tập trung phát triển kinh tế gia đình. Với nghị lực của người lính "Bộ đội Cụ Hồ”, ông Công tích cực tìm tòi, học hỏi mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tăng cao thu nhập trên cùng diện tích đất. Ban đầu, khi nhận thấy một số diện tích đất ruộng ở địa phương chỉ trồng được 1 vụ lúa do bị ngập nước vào mùa mưa, người dân thường bỏ hoang.

Nhận thấy cơ hội, có thể tận dụng đắp bờ làm ao để phát triển nghề nuôi cá, ông Công trao đổi với các hộ và thuê lại những diện tích ruộng trũng ngập, thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 âm lịch tập trung chăn nuôi các loại cá thương phẩm như: chép, trắm, trôi, mè, rô phi. Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào nuôi trồng, cá thương phẩm của gia đình ông Công đều phát triển đạt năng suất, chất lượng. Mỗi vụ thu hoạch cá, gia đình ông luôn có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Là người năng động, nhận thức, nắm rõ chủ trương phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước và thấy được lợi ích của hợp tác xã (HTX) thông qua việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từ năm 2018, ông Công đứng ra thành lập HTX Dịch vụ Nông nghiệp Minh Quân, tại thôn Tiền Phong do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc với 21 thành viên.

Với đủ các loại hình dịch vụ, HTX góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao hiệu quả cây trồng vật nuôi; đồng thời, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông thôn tại địa phương. Ngoài việc tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương, hàng năm, HTX của ông Công có tổng các nguồn thu đạt từ 600 - 800 triệu đồng. 

Được biết, ngay sau khi thành lập, HTX đã ký hợp đồng với chính quyền xã và Viện Sinh học Nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện mô hình liên kết "4 nhà” trồng cây khoai tây trên đất 2 vụ lúa.

Ông Công chia sẻ: "Cây khoai tây được trồng đúng thời vụ và tuân thủ theo đúng nguyên tắc, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây theo hướng dẫn nhưng trong quá trình triển khai thử nghiệm không đạt được kết quả như mong đợi do bị ảnh hưởng sương muối, mưa phùn kéo dài”.

Không nản chí, năm 2023, chính quyền xã Minh Quân triển khai chương trình phát triển trồng dâu nuôi tằm, CCB Lê Chí Công tiếp tục lại là người tiên phong trong việc chuyển đổi 6 ha đất ruộng sang trồng dâu nuôi tằm và đạt được kết quả rất khả quan.

Theo ông Công, việc trồng dâu nuôi tằm không mấy phức tạp, vốn đầu tư thấp, nhanh khai thác, cây dâu trồng 6 tháng là cho khai thác lá, mỗi vụ tằm chỉ 15 ngày. Ngoài ra, cây dâu chỉ đầu tư trồng một lần có thể cho khai thác lá để nuôi tằm trong vòng 20 năm. Năm 2023, gia đình ông Công đã nuôi được 5 lứa tằm, thu về từ 50 - 70 kg kén/lứa, được bán với giá khoảng 200.000 đồng/kg. Ngay trong năm đầu thực hiện chuyển đổi, ông Công đã có thu nhập hơn 50 triệu đồng từ trồng dâu nuôi tằm. 

CCB Lê Chí Công cho biết: "Hiện nay, gia đình liên hệ thuê thêm 4 ha đất ruộng tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, tới đây sẽ tiếp tục triển khai trồng thêm cây dâu để tăng sản lượng kén tằm trong năm nay”. 

Đồng chí Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch Hội CCB xã Minh Quân cho biết: "CCB Lê Chí Công là một trong những cán bộ hội có trách nhiệm cao, luôn tâm huyết với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo Chi hội CCB thôn Tiền Phong trở thành một trong những đơn vị hoạt động nổi bật của xã, có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua. Đây là điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi, là tấm gương để các hội viên làm nông nghiệp học tập”. 

Linh Chi

Tags cực chiến binh làm kinh tế giỏi Trấn Yên vùng dâu tằm

Các tin khác
Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục