Vợ chồng cựu binh làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/7/2024 | 9:40:17 AM

YênBái - Phát huy ý chí, tinh thần, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, vợ chồng thương binh Nguyễn Văn Dậu và Hoàng Thị Hậu, thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng lựa chọn mô hình phù hợp để đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” tại địa phương.

Thương binh Nguyễn Văn Dậu thu hoạch lá dâu trong khu vườn nhà.
Thương binh Nguyễn Văn Dậu thu hoạch lá dâu trong khu vườn nhà.

Sinh năm 1959 tại vùng quê Xuân Ái, năm 1979, khi vừa tròn 20 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Văn Dậu cùng lớp trai trẻ trong làng nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tại tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai). 

Trong những ngày tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến, chàng thanh niên Nguyễn Văn Dậu cùng đồng đội cầm súng giữ chốt đã hứng chịu hàng tấn đạn pháo quân địch dội xuống mảnh đất Mường Khương. May mắn hơn bao đồng đội khác đã nằm lại nơi biên cương, với đùi và bắp chân phải bị chấn thương mất cơ và đứt gân, thương binh Nguyễn Văn Dậu xuất ngũ trở về quê nhà năm 1980 với thương tật 2/4.

Trở về địa phương, ông nên duyên vợ chồng với cô bộ đội trẻ cùng làng Hoàng Thị Hậu khi ấy cũng vừa xuất ngũ từ Trung đoàn 254 đóng quân từ Bát Xát trở về. Cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, con cái nheo nhóc. Với ý nghĩ "đã thắng được quân thù thì cũng phải chiến thắng đói nghèo", ông cùng vợ luôn trăn trở suy nghĩ tìm hướng phát triển kinh tế. Nhờ chịu khó và năng động, sáng tạo của hai vợ chồng, kinh tế gia đình ông ngày càng được cải thiện. 

Không dừng lại với việc đủ ăn, đủ tiêu mà tính đến chuyện lâu dài, cùng với chút vốn tích cóp, hai vợ chồng vay mượn thêm người thân đề đầu tư trồng dâu nuôi tằm. Vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè, sách báo, gia đình quyết định đầu tư xây dựng nhà tằm với diện tích trên 100m2 và trồng 1,5 ha dâu. Sau lứa tằm đầu tiên thành công và những lứa tiếp đạt kết quả như mong muốn, gia đình ông đã có thêm nguồn thu nhập đáng kể. 

"Riêng chăn nuôi tằm, mỗi năm gia đình tôi cũng xuất bán được từ 12- 13 lứa, cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm” – ông Dậu chia sẻ. 

Không chỉ dừng lại việc chăn nuôi tằm, gia đình ông Dậu- bà Hậu còn có nhiều sáng kiến trong tổ chức công việc gia đình theo kế hoạch, mỗi người mỗi việc phù hợp với từng độ tuổi từng thành viên trong gia đình. Chung lưng đấu cật và làm việc có kế hoạch, cuộc sống của gia đình ngày càng sung túc hơn nhờ chăn nuôi thêm gia cầm và trồng rừng.


Ông Nguyễn Văn Dậu tích cực tham gia các hoạt động của Hội CCB xã Xuân Ái

Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, cặp đôi cựu binh miền biên giới còn nhiệt tình, tâm huyết trong các hoạt động tại địa phương. Cả hai vợ chồng cùng tham gia Hội CCB xã, cùng nhau thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua như "CCB sản xuất, kinh doanh giỏi”, "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” để giúp đỡ hội viên, nhất là những hội viên có hoàn cảnh khó khăn thiếu vốn sản xuất. Bên cạnh đó, ông cùng gia đình thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn; giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó vươn lên; tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo...

Ông Tô Văn Tú - Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Ái huyện Văn Yên cho biết: "Thương binh Nguyễn Văn Dậu luôn phát huy tinh thần "thương binh tàn nhưng không phế”. Dù mất đi một phần sức khỏe do chiến tranh, song ông và gia đình luôn đi đầu, gương mẫu trong mọi hoạt động của Hội CCB xã Xuân Ái, đặc biệt là gương điển hình trong phát triển kinh tế địa phương, được nhân dân và đồng đội yêu quý, noi theo”.

Ý chí phấn đấu vươn lên làm giàu cho mình và cho quê hương của thương binh Nguyễn Văn Dậu và gia đình xứng đáng là một điển hình tiêu biểu của ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên để nhiều thương, bệnh binh, cựu chiến binh học tập và noi theo.

Thủy Thanh

Tags thương binh cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

Các tin khác
Cựu chiến binh Hoàng Xuân Hưởng (thứ 2, bên trái) giới thiệu quy trình sản xuất ván bóc với lãnh đạo Hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình.

Với mong muốn phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Xuân Hưởng, sinh năm 1972 ở thôn Làng Na, xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình đã phát triển trồng rừng kinh tế gắn với chế biến gỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội CCB Việt Nam, Hội CCB tỉnh Yên Bái tham quan HTX Chè Hán Đà của doanh nhân CCB Trần Tường xã Hán Đà, huyện Yên Bình.

Sau hơn 3 năm thành lập, đến nay, Hội Doanh nhân Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Yên Bái có 130 hội viên sinh hoạt tại 5 câu lạc bộ (CLB) các huyện, thị xã, thành phố gồm: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên với hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề.

Mô hình homestay See bungalow của anh Hờ A Dì được du khách chọn là điểm đến lý tưởng

Với quyết tâm tích cực lao động sản xuất, tự lực, tự cường, vượt khó đi lên bằng nội lực, đặc biệt tận dụng lợi thế của Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải để phát triển kinh tế, anh Hờ A Dì không chỉ thoát nghèo mà vươn lên làm giàu bền vững, trở thành tấm gương sáng ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải).

Nghệ nhân Trang A Lử biểu diễn tại không gian trưng bày văn hóa tại Đại hội dân tộc thiểu số huyện Văn Chấn lần thứ IV, năm 2024.

Sinh ra, lớn lên ở xã Suối Giàng (Văn Chấn) - nơi có 98% dân số là người dân tộc Mông, ông Trang A Lử ở thôn Bản Mới, xã Suối Giàng là người giàu tình yêu với văn hóa Mông của dân tộc mình, nhất là với tiếng khèn Mông. Đó cũng là con đường đưa ông đến với danh hiệu nghệ nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục