Cô giáo trẻ yêu nghề

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, cô giáo Nguyễn Thị Huyền mới hơn 22 tuổi đã thấu hiểu nỗi khổ của người dân vùng cao. Đặc biệt là các em nhỏ chưa được đến trường, cuộc sống còn nhiều khó khăn và thiếu thốn mọi thứ.

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền và các cháu lớp mầm non ghép 3+4 tuổi Trường Mầm non Hoa Hồng xã Nậm Có.
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền và các cháu lớp mầm non ghép 3+4 tuổi Trường Mầm non Hoa Hồng xã Nậm Có.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Sư phạm Mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, cô giáo Huyền đã tình nguyện lên Mù Cang Chải công tác, được phân công dạy ở Trường Mầm non xã Khao Mang, một xã nghèo của huyện. Tại đây, cô đã đem hết kiến thức của mình phục vụ việc dạy nói, dạy chữ cho các em học sinh người Mông. Nhờ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tú Lệ, nơi có đông người Thái và giáp ranh với hai xã Nậm Có và Cao Phạ của huyện Mù Cang Chải, có 90% người Mông sinh sống, cô nói thành thạo tiếng Mông, tiếng Thái và đã giúp nhiều cho cô trong việc dạy trẻ.

 

Sau hai năm miệt mài, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cô Huyền được phân công về phụ trách Trường Mầm non Hoa Hồng của xã Nậm Có. Mặc dù trường mới được tách ra, còn thiếu thốn nhiều thứ, đặc biệt là nhà ở cho giáo viên và sân chơi cho các cháu chưa có, chưa kể thiếu đồ chơi; thêm vào đó, các cô giáo trẻ mới ra trường còn bất đồng ngôn ngữ khiến nhiều cô chán nản, không yên tâm công tác nhưng cô Huyền đã động viên kịp thời các đồng nghiệp tiếp tục tham gia công tác tốt.

 

Nay nhà trường có 7 giáo viên, duy trì 3 lớp gồm: 1 lớp nhà trẻ, 1 lớp ghép 3 - 4 tuổi, 1 lớp 5 tuổi với gần 80 cháu tại trường trung tâm xã. Ngoài ra, ở các bản vùng xa như Tú San, Nậm Pản, Đá Đen, mỗi thôn trước mắt cô tham mưu cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và xã mở một lớp tạm thời.

 

Nhờ có điểm trông coi trẻ mà nhiều phụ huynh có nhiều thời gian tham gia lao động, sản xuất. Chị Hà Thị Vi ở bản Có Thái và chị Chang Thị Sầu ở bản Thào Chua Chải đều bày tỏ niềm phấn khởi là từ khi có cô giáo Huyền cùng các cô giáo khác lên đây trông coi trẻ, họ cảm thấy rất yên tâm và dành được nhiều thời gian hơn cho lao động, sản xuất và công tác xã hội.

 

Cô giáo Huyền tâm sự, ngoài việc dạy các cháu, cô còn dạy tiếng dân tộc cho đồng nghiệp của mình, đặc biệt là các cô giáo trẻ mới ra trường, ở dưới xuôi lên vùng cao công tác. Cô cho biết thêm, để các cháu nhận thức nhanh thì ngoài việc dạy tiếng phổ thông cho các cháu, các cô cũng phải tự học và nói được, truyền đạt được những từ, những câu nói cơ bản nhất của tiếng dân tộc cho học trò, để giải tỏa được sự mặc cảm, lạ lẫm giữa cô với trò.

 

Khi hỏi tại sao không chọn ngành nào khác và sao không chọn vùng thấp để công tác mà lại lên vùng cao, sau giây lát im lặng, cô nói: "Hồi nhỏ, em cũng nghĩ là sau này học xong phổ thông sẽ chọn ngành y hoặc công an. Nhưng khi theo cha, theo mẹ lên vùng có đồng bào dân tộc sinh sống, em thấy ngay ở một số thôn, bản, các cháu nhỏ chưa có trường, lớp và chưa có thầy cô dạy chữ, nên em ước mơ là sẽ làm giáo viên để đem chữ về dạy cho trẻ em nghèo".

 

Chia tay cô, chúng tôi thầm nghĩ, nếu như ở vùng cao, nơi các vùng quê nghèo đều có được những tấm lòng biết chia sẻ và cảm thông như cô giáo trẻ Nguyễn Thị Huyền thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục nơi đây sẽ thực sự phát triển.

 

Đức Hồng

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục