Người thầy mặc áo lính

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 1991, sau khi tốt nghiệp khoá 56, Trường sĩ quan Lục quân I, Nguyễn Minh Tân được điều động về công tác tại Sư đoàn B16. Hơn mười năm, từ cương vị trung đội trưởng đến đại đội trưởng cảnh vệ sư đoàn, dù ở cương vị nào anh cũng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được cán bộ chiến sĩ trong đơn vị tin yêu.

Năm 2000, Nguyễn Minh Tân được cử đi học đào tạo giáo viên chiến thuật tại Trường sĩ quan Lục quân I. Ra trường được phân công huấn luyện giảng dạy tại Khoa Giáo viên, Trường Quân sự thuộc Bộ CHQS tỉnh Yên Bái. Xác định nhiệm vụ chính của Khoa là nòng cốt trong huấn luyện và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng trong địa bàn tỉnh, nhiều nội dung mới cập nhật về kiến thức khoa học quân sự theo sự phát triển của yêu cầu và tình hình, đòi hỏi cao về kiến thức và trình độ thực hành của cả người dạy và người học, sự chuẩn mực của người thầy.

 

Anh tâm sự: "Những ngày đầu trên cương vị giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ, mặc dù được đào tạo bài bản, song thực tiễn chưa nhiều, kinh nghiệm ít, hơn nữa kiến thức quân sự địa phương còn hạn chế nên tôi gặp không ít khó khăn. Vốn là cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị thường trực chiến đấu, nay trở thành giảng viên không biết mình có hoàn thành nhiệm vụ được không?"

 

Để có câu trả lời cho mình, trước hết anh đã nhận thức rõ trách nhiệm, trăn trở và tâm huyết với nghề. Trong khi cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện, đào tạo của nhà trường còn khó khăn, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường còn thiếu, nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy, còn một số biểu hiện lối mòn, nặng về lý thuyết, song bằng nhiệt huyết bản thân, cộng với sự giúp đỡ, ủng hộ của Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp, Nguyễn Minh Tân đã vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm thực tiễn của người đã từng làm công tác quản lý, huấn luyện ở đơn vị chủ lực.

 

Bước đầu, anh bắt tay ngay vào việc nghiên cứu tiếp cận nội dung, phương pháp huấn luyện giảng dạy từng bài, từng khoa mục được giao, khiêm tốn học hỏi những cán bộ giảng viên đi trước có kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và phương pháp hay để tự mình nghiên cứu chuẩn bị bài giảng. Anh  tranh thủ mọi thời gian tích cực trong thục luyện để khi thông qua đạt kết quả tốt, tôn trọng lắng nghe các ý kiến tham gia, nắm chắc các nội dung bài giảng.

 

Thực tế, đối tượng huấn luyện của nhà trường quân sự địa phương là rất đa dạng về thành phần, khả năng nhận thức, tư duy nhất là trong những năm gần đây, nhà trường được giao nhiệm vụ mới là đào tạo chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn; đối tượng huấn luyện và đào tạo khác hoàn toàn so với các chiến sĩ mà trước đây anh đã huấn luyện ở đơn vị chủ lực. Anh suy nghĩ, muốn đạt được kết quả huấn luyện tốt, trong giảng dạy phải đặc biệt chú ý từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề đến vận dụng phương pháp trong khi truyền đạt sao cho người học tiếp thu nhanh, dễ nhớ và khơi gợi tư duy sáng tạo, tiếp thu bài giảng ngay tại lớp.

 

Từ cách nghĩ đến vận dụng vào giảng dạy phù hợp, đạt hiệu quả giúp anh ngày càng tự tin, vững vàng trên thao trường, bục giảng. Mặt khác, thông qua khảo sát nắm chất lượng học viên đào tạo tại trường, cũng như các lớp, các khoá tập huấn đã ra trường, cùng với các chuyến đi thực tế tại cơ sở nhận thấy năng lực thực hành của các học viên mới ra trường còn hạn chế, vì vậy anh đã cùng khoa tập trung nhiều hơn về phương pháp huấn luyện thực hành để đáp ứng tình hình của học viên hiện nay.

 

 Năm 2005, Thiếu tá Nguyễn Minh Tân được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Giáo viên và kiêm nhiệm nhiều công tác khác của nhà trường, anh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điều đó, được Thượng tá Nguyễn Văn Ngọc- Chính uỷ, Bí thư Đảng uỷ nhà trường xác nhận: "Với trách nhiệm của người thầy và cương vị chủ nhiệm khoa, đồng chí Tân đã đảm nhiệm và bao quát tốt nội dung huấn luyện và quản lý cán bộ học viên.

 

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, đồng chí còn tích cực chủ động xây dựng kế hoạch, bám nắm kế hoạch điều hành bộ môn, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên cả về lý thuyết và thực hành, đặc biệt là những giảng viên mới, tổ chức cho từng bộ môn xây dựng bài giảng mẫu và thực hành giảng mẫu để giáo viên trong khoa và các bộ môn học tập.

 

Cùng với tham gia viết các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm trên các tạp chí, kịp thời tham mưu đề xuất những giải pháp hay với Đảng uỷ, Ban giám hiệu trong vận dụng giáo trình tài liệu, phương pháp giảng dạy. Hàng năm, kiểm tra nhận thức chính trị Nguyễn Minh Tân đều đạt loại giỏi, 3 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh và Quân khu, vừa qua, anh đã đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi tại hội giảng của Quân khu…

 

Những đóng góp của Tân góp phần không nhỏ vào thành tích chung của đơn vị. Khoa Giáo viên đạt đơn vị vững mạnh toàn diện, 5 năm liền được Bộ CHQS tỉnh và UBND tỉnh tặng Bằng khen.

 

Văn Trung

Các tin khác
Khai thác gỗ rừng trồng ở xã Đại Đồng (Yên Bình).

YBĐT - Từ trung tâm xã đi chừng hơn 4 cây số là đến cơ sở chế biến gỗ rừng trồng của ông Phạm Ngọc Vị ở thôn Tân An xã Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái). Nếu không nghe ông tâm sự, ít ai có thể nghĩ rằng người nông dân này đang sở hữu trong tay một tài sản trị giá cả bạc tỷ.

Ngôi nhà của ba mẹ con Nguyễn Văn Thông ở thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái).

YBĐT - Gia đình Nguyễn Văn Thông trước kia ở huyện Yên Bình (Yên Bái). Bố làm nghề chài lưới và mẹ là giáo viên tiểu học. Cuộc sống gia đình Thông đang đầm ấm thì bỗng tai họa ập đến gia đình em. Hai chị của Thông đi đánh rọ tôm không may trượt chân rơi xuống hồ. Cái chết của hai chị làm cho mẹ Thông tưởng không thể sống nổi. Mẹ Thông khóc ròng rã vì thương con. Suy sụp tinh thần, mẹ Thông lâm bệnh từ đó.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình chị Nông Thị Thu còn tích cực trong hoạt động của các tổ chức xã hội như: Làm ủy viên Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã, Trưởng ban công tác mặt trận thôn bản; cộng tác viên dân số; đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

Vườn ươm chè giống của gia đình anh Luân luôn đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng trước khi xuất vườn.

YBĐT - Rời quê hương Thái Bình, anh Nguyễn Thành Luân cùng gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại thôn Trực Bình 2, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái. Nơi đây, khi xưa là đất rừng heo hút. Buổi đầu vô vàn khó khăn, nhưng với lòng quyết tâm cao và bản tính cần cù, chịu khó, anh Luân đã san đồi, lấp khe, cải tạo đất bạc màu trở nên phì nhiêu, màu mỡ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục