Một lãnh đạo tâm huyết

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ, chàng thanh niên dân tộc Thái Lường Láng đã sớm nhận thức được những hậu quả do đói nghèo đem lại. Ngay sau khi học hết phổ thông cơ sở, anh đã vận động nhân dân trong thôn tập trung khai hoang, tận dụng những diện tích đất trống đồi trọc, làm phân xanh... để tăng gia sản xuất.

Đồng chí Lường Láng, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An (người ngoài cùng bên phai) đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất với hộ gia đình Anh Lường Văn Tiến, thôn Đêu 2.
Đồng chí Lường Láng, Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An (người ngoài cùng bên phai) đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất với hộ gia đình Anh Lường Văn Tiến, thôn Đêu 2.

Nhận thấy các tập quán lạc hậu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo, sau khi được tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Đêu, anh đã hướng dẫn nhân dân xây dựng quy ước thôn, trong đó vận động các thành viên, các hộ gia đình không để người thân nghiện hút, trộm cắp, phá rừng, rượu chè...; tập trung tu sửa hệ thống đường liên thôn, liên bản.

 

Tiếp tục thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ở các cương vị Chủ tịch UBND xã (từ năm 1994 - 2004), Bí thư Đảng ủy Đảng bộ xã Nghĩa An (từ năm 2004 đến nay), anh Lường Láng luôn vận động nhân dân đầu tư cải tạo vườn tạp, tập trung trồng rừng kinh tế, thực hiện tốt Pháp lệnh Dân số, kế hoạch hóa gia đình và ưu tiên giúp các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất. Các lớp tập huấn được tổ chức thường xuyên, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách nuôi trồng, chăm sóc các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng cao được đưa đến từng hộ gia đình.

 

Riêng đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, anh đã cùng chính quyền xã vận động nhân dân góp tiền mua lợn giống, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tham gia sản xuất, đến khi lợn sinh sản sẽ nộp một lợn con cho Ban chỉ đạo giảm nghèo để tiếp tục giúp các hộ gia đình khác. Nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một héc-ta đất canh tác, anh chủ động chỉ đạo các cấp hướng dẫn nhân dân chuyển đổi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đang canh tác bằng giống lúa thường sang trồng giống lúa chất lượng cao có ưu thế về thời gian sinh trưởng và giá trị kinh tế.

 

Nếu như trước đây người dân xã Nghĩa An chỉ thu được từ 3.000 - 4.000 đồng/kg thì nay với giống lúa chất lượng cao, giá trị kinh tế đã tăng lên từ 5.000 - 5.500 đồng/kg. Lường Láng cho biết: “Xóa đói giảm nghèo là một việc làm lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, đặc biệt là về nguồn vốn và kiến thức khoa học kỹ thuật. Làm việc này, cần những người có tâm, phải thật sự thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân thì mới có thể giúp họ thoát nghèo một cách bền vững. Tiền của Nhà nước đầu tư giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế là rất nhiều nhưng nếu không quan tâm, không vì người nghèo thì sẽ rất dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí”.

 

Với những cố gắng trong công tác xóa đói giảm nghèo, Bí thư Đảng ủy Lường Láng cùng Đảng bộ, chính quyền xã Nghĩa An đã giúp hơn 150 hộ gia đình thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã từ 54% (năm 2001) xuống còn gần 29% (năm 2007), góp phần không nhỏ nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân.

 

Đức Thành

Các tin khác

YBĐT - Nguyễn Văn Vinh nhà ở thôn 5, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên. Gia đình làm nông nghiệp và nhà Vinh nghèo lắm. Mẹ Vinh sinh được 3 chị em, bố Vinh mất lúc Vinh mới 8 tuổi. Mẹ ở vậy, nuôi các con khôn lớn. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn nên anh, chị của Vinh chỉ học hết trung học phổ thông rồi nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình. Còn Vinh luôn suy nghĩ, dù có khó khăn đến đâu Vinh vẫn quyết tâm thi đỗ đại học.

Bác Nguyễn Văn An với sơ đồ hộ nghèo ở thôn Lương Thịnh.

YBĐT - Gần 30 năm là cán bộ làm công tác giảm nghèo của xã, năm nay đã 67 tuổi, nhưng hàng ngày, bác Nguyễn Văn An (thôn Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái) vẫn miệt mài với công việc để tìm ra những cách làm hay, mới và những biện pháp giảm nghèo thiết thực, cụ thể giúp người dân từng bước thoát nghèo.

YBĐT - Sinh ra và lớn lên tại Nam Định đến năm 1980, theo tiếng gọi của Đảng, chị Phạm Thị Di cùng gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Hưng Thịnh (huyện Trấn Yên-Yên Bái).

YBĐT - Tôi là Nguyễn Văn Học, công tác tại Công ty TNHH Đại Lợi (Văn Yên). Sáng ngày 14/122007, tôi có đi nộp tiền vào tài khoản Công ty TNHH Đại Lợi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên với số tiền 35 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục