Phạm Thị Di - người phụ nữ làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sinh ra và lớn lên tại Nam Định đến năm 1980, theo tiếng gọi của Đảng, chị Phạm Thị Di cùng gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới tại xã Hưng Thịnh (huyện Trấn Yên-Yên Bái).

Những ngày đầu ở quê hương mới với 8 nhân khẩu, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. Để từng bước khắc phục khó khăn vươn lên phát triển kinh tế gia đình, chị đã cùng chồng và các con khai hoang cải tạo đất đồi trồng 2ha chè. Tuy nhiên, chị nghĩ, chỉ làm nông nghiệp mà trông vào thời vụ thì không thể đủ ăn đủ mặc được, nên chị và gia đình đã bắt đầu việc đi mua gom và buôn bán hàng nông sản.

Sau đó, được sự động viên và giúp đỡ của anh Bốn - chồng chị và các thành viên trong gia đình nên dần dần chị vừa thu hái chè búp tươi của gia đình vừa mua thêm của các gia đình trong xóm để làm chè khô đem bán cho các nhà máy.

Có được nguồn vốn kha khá, chị cùng chồng chuyển sang kinh doanh hàng tạp hóa và vật tư nông nghiệp cho người trồng chè trong thôn. Chị bán chịu phân bón cho phụ nữ trong thôn đầu tư chăm bón cho cây chè, đến khi thu hoạch lại bán búp chè cho chị.

Qua nhiều năm, chị đã trở thành hộ kinh doanh cá thể thu mua, tiêu thụ nông sản nhiều nhất cho bà con trong xã với mức khoảng 100 tấn quế và 200 tấn chè búp tươi. Anh chị cũng đã mở 1 xưởng sơ chế quế khô, thu hút và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 - 25 chị em trong và ngoài thôn lúc nông nhàn có thu nhập 30 - 40.000đ/ngày.

Ngoài việc kinh doanh, thu mua nông sản, chị cùng gia đình thu hái mỗi lứa chè khoảng 1 tấn búp tươi, chăm sóc 2 ha quế, trồng 1,5 ha bồ đề và hiện nay đã có 1 ha cho thu hoạch. Thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình trừ mọi chi phí còn lãi trên 50 triệu đồng.

Vừa làm kinh tế giỏi, chị Phạm Thị Di còn tích cực tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ và nhiều năm liên tục được chị em trong chi hội bình bầu là hội viên xuất sắc và được cấp giấy chứng nhận là hội viên xuất sắc 5 năm thực hiện phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc". Chị Di còn rất tích cực tham gia ủng hộ các chương trình từ thiện nhân đạo và là một trong những nhà tài trợ lớn của Hội Chữ thập đỏ xã Hưng Thịnh.

Nguyễn Thành Hùng

Các tin khác

YBĐT - Tôi là Nguyễn Văn Học, công tác tại Công ty TNHH Đại Lợi (Văn Yên). Sáng ngày 14/122007, tôi có đi nộp tiền vào tài khoản Công ty TNHH Đại Lợi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên với số tiền 35 triệu đồng.

YBĐT - Anh Trần Ngọc Chính ở thôn Đá Voi, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình thấy được lợi thế nhà mình ở giáp với hồ Thác Bà, có thể phát huy được nghề cá lồng, nên năm 2002, anh Chính bắt đầu nuôi cá trắm cỏ trong lồng.

Anh Đào Văn Cương đang khai thác gỗ rừng trồng.

YBĐT - Nhờ biết làm kinh tế đúng hướng mà gia đình anh Đào Văn Cương ở thôn 5, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đã thoát khỏi đói nghèo.

YBĐT - Đến thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, chúng tôi được chị Hoàng Thị Ái - Trưởng thôn, giới thiệu đến gia đình chị Nguyễn Thị Thanh là hộ gia đình tiêu biểu, điển hình trong phong trào phát triển kinh tế vừa thoát khỏi danh sách các hộ nghèo trong năm 2006.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục