Người rất hạnh phúc ở Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Với đồng lương hưu ít ỏi lại nuôi 4 đứa con ăn học, nên đã có những thời gian gia đình ông rất túng bấn phải vay mượn khắp nơi. Ông bà cũng đã nghĩ nhiều cách làm kinh tế để có điều kiện cho các con được ăn học cho bằng bạn bằng bè. Cái thời điểm khó khăn vất vả nhất, ấy là vào những năm 1990.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Lưu, 64 tuổi, hiện đang ở tổ 19, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ. Được biết ông bà vốn là công nhân trường lái xe của quân đội đóng tại Nghĩa Lộ và bà nghỉ mất sức, còn ông nghỉ hưu từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Bà vốn sức khỏe yếu, còn ông sau khi nghỉ hưu thì bị bệnh dạ dày và đã phải đi mổ tới 2 lần. Với đồng lương hưu ít ỏi lại nuôi 4 đứa con ăn học, nên đã có những thời gian gia đình ông rất túng bấn phải vay mượn khắp nơi. Ông bà cũng đã nghĩ nhiều cách làm kinh tế để có điều kiện cho các con được ăn học cho bằng bạn bằng bè.

Cái thời điểm khó khăn vất vả nhất, ấy là vào những năm 1990, khi đứa con cả của ông đang học năm thứ 2 của Trường đại học Công nghiệp Thái Nguyên thì đứa thứ hai thi đỗ cả 3 trường đại học và quyết định học Trường đại học Bách khoa Hà Nội; gia đình đã khó lại càng khó hơn, nhưng ông bà nghĩ cách tốt nhất để cho các con bớt khổ là phải cố gắng tạo điều kiện cho các con đi học, có kiến thức, có nghề nghiệp ổn định thì sẽ tốt hơn trong cuộc sống sau này. Vì vậy, dù có khó khăn đến đâu ông bà cũng gắng chịu.

Không phụ công vất vả của bố mẹ, các con ông bảo ban nhau chăm chỉ học hành nên niềm vui nối tiếp niềm vui, vì người con trai thứ ba cũng đã thi đỗ vào Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Tiếp theo là cô con gái út thi đỗ cả hai trường đại học là Trường đại học Sư phạm I Hà Nội và Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Vậy là hàng chục năm trời, ông bà liên tiếp nuôi các sinh viên đại học và sau đại học.

Trong hoàn cảnh khó khăn ấy “đã ló cái khôn", ông Lưu đã nghiên cứu phát triển kinh tế từ việc chăn nuôi, đến bán hàng và cuối cùng là chọn mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng rừng kinh tế. Hiện nay ông có 12 ha rừng bồ đề, keo, bạch đàn tái sinh trồng từ năm 1998, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động và hàng năm tỉa thưa rừng trồng và khai thác các loại gỗ bán, trừ các khoản chi phí cũng được gần 30 triệu đồng.

Ngoài ra, trên diện tích rừng mới trồng 1 ha, ông tận dụng trồng sắn cao sản dưới tán để chăn nuôi. Hiện gia đình ông có hơn 200 con gà đẻ và gà thịt, bán hàng năm cũng được gần chục triệu đồng. Trên diện tích đất vườn nhà rộng trên 600m2 ông đã trồng gần 200 gốc nhãn và các loại cây ăn quả khác mỗi năm cũng thu về được gần chục triệu đồng. Dưới các tán nhãn, ông Lưu tiếp tục nuôi ong lấy mật. Riêng từ đầu vụ hoa nhãn đến nay, ông cũng đã quay được 120 lít mật, với giá trị hiện nay cũng đã thu về được gần chục triệu đồng. Một năm từ phát triển kinh tế vườn rừng, ông đã cầm chắc trong tay trên 50 triệu đồng.

Nhưng có lẽ niềm vui của ông hiện nay là các con đã trưởng thành và đều có công ăn việc làm ổn định. Người con trai cả đang làm ở Nhà máy HonDa tỉnh Vĩnh Phúc; anh thứ hai đã học xong thạc sỹ và đang công tác ở Bộ Xây dựng; anh thứ 3 đang làm ở Bộ Quốc phòng và cô con gái út xong tấm bằng thạc sỹ đang công tác tại Bộ Thông tin – Truyền thông. Các con đều đã lập gia đình và đều muốn đưa bố mẹ về Hà Nội để phụng dưỡng. Song, giờ ông bà còn khỏe, còn có thể làm kinh tế được thì vẫn cứ phấn đấu làm gương cho các con các cháu. Hơn nữa tâm lý người già đâu có dễ rời xa mảnh đất, khu vườn, với tình làng nghĩa xóm đã bao năm gắn bó...

Chia tay ông Lưu mà tôi không khỏi cảm phục về một tấm gương người cao tuổi làm kinh tế giỏi và có phương pháp giáo dục, nuôi dạy con cái nên người. Là hộ điển hình làm kinh tế giỏi và nuôi dạy được cả đàn con hiếu thảo, giỏi giang, thành đạt, ông bà quả là người hạnh phúc!

Nguyễn Đức Phương

Các tin khác
Cặp nhím 2 năm tuổi có tổng trọng lượng khoảng 13kg của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở khu phố 9, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên).
(Ảnh: Tiểu Linh Chi)

YBĐT - Gia đình chị Phạm Thị Loan và anh Phạm Văn Khái ở thôn 11, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là hộ nuôi nhím đầu tiên ở xã.

Bà Lương Khánh Nguyệt (người có đánh dấu x) cùng Đoàn chụp ảnh lưu niệm trong lần biểu diễn cho Bác Hồ xem tại Phủ Chủ tịch năm 1962.

YBĐT - Tôi gặp chị vào một ngày cuối tháng 4 năm 2008. Dù đã bước vào tuổi 66, nhưng chị vẫn còn giữ được nét xuân sắc, duyên dáng của một diễn viên chuyên nghiệp. Nói về sự nghiệp ca hát của mình, chị bồi hồi xúc động kể lại những kỷ niệm không bao giờ quên, đó là hai lần vinh dự được gặp và hát cho Bác Hồ nghe...

YBĐT - Gia đình anh Nguyễn Văn Hiếu ở thôn Lương Thiện, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được nhiều người trong xã biết đến nhờ biết làm giàu từ phát triển kinh tế đồi rừng.

Cặp nhím 2 năm tuổi có tổng trọng lượng khoảng 13kg của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở khu phố 9, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên). (Ảnh: Tiểu Linh Chi)

YBĐT - Gia đình chị Phạm Thị Loan và anh Phạm Văn Khái ở thôn 11, xã Báo Đáp (huyện Trấn Yên) là hộ nuôi nhím đầu tiên ở xã. Chị Loan cho biết: Trước đây, gia đình chị đã trải qua rất nhiều nghề như: làm may, kinh doanh dịch vụ, nuôi lợn, gà rồi chạy chợ nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Thế rồi sau khi xem ti vi, nghe đài, đọc báo nói về nghề nuôi nhím, nhất là vào năm 2006, nhân

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục