Anh Tuấn làm giầu từ nuôi ong

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chúng tôi cùng với cán bộ Huyện đoàn Lục Yên về thôn Thoóc Phưa, thị trấn Yên Thế thăm gia đình một thanh niên năng động làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát khỏi nghèo.

Chàng trai đó tên là Lê Văn Tuấn, năm nay anh mới 25 tuổi. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân thuần túy, cuộc sống của gia đình Tuấn khá khó khăn, vất vả. Là con cả trong gia đình, nên vừa học xong lớp 9, Tuấn đã nghỉ học và ở nhà phụ giúp bố mẹ làm công việc đồng áng. Mặc dù làm việc rất cần cù nhưng gia đình vẫn không sao đủ ăn. Nhưng không giống như một số thanh niên khác là rời quê nhà đi làm ăn ở xa, mà ở anh lại có ý tưởng là phải vươn lên làm kinh tế và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Qua những lần lên nhà bà con, bạn bè ở tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, an được thăm quan, chứng kiến rồi học hỏi mô hình nuôi ong của các bạn. Anh Tuấn nhận thấy công việc nuôi ong vừa tốn ít công sức, vốn đầu tư ban đầu không lớn mà lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ nhận thức đó, lại học hỏi được chút ít kiến thức về nghề nuôi ong, anh Tuấn quyết định phải khai thác tốt nguồn thức ăn rất thuận lợi cho việc nuôi ong, đó là hoa nhãn, vải và hoa rừng xung quanh địa bàn thị trấn Yên Thế và các xã lân cận.

Anh đã bàn bạc với gia đình phát triển đàn ong. Tháng 4/2005 anh Tuấn mua 7 đàn ong với giá 700.000đ/đàn. Sau khi mua 7 đàn ong về nuôi, mặc dù đã học hỏi kinh nghiệm cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu qua sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng, song công việc lúc đầu khá khó khăn. Các yếu tố về kỹ thuật vẫn còn thiếu hụt, vẫn chưa tìm hiểu được tập tính hoặc nguồn thức ăn của ong, việc tách đàn nhập đàn và thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi ong. Tuy nhiên, sau một thời gian gần gũi, nghiên cứu, chăm sóc đàn ong, anh đã tích lũy dần được kinh nghiệm và có những thành công bước đầu.

Đến năm 2006, tức là sau gần một năm sau đó, anh Tuấn đã tách đàn ong và có được 38 đàn. Trung bình cứ mỗi đàn ong cho khoảng 25kg-30kg mật/năm. Nhưng lúc đầu do chưa tìm hiểu tập tính, vụ hoa và nắm bắt thời tiết để di dời đàn đến những nơi có nguồn hoa nhiều, nên anh chỉ thu được khoảng 220kg mật tương đương với trên 3 trăm lít mật. Với giá lúc bấy giờ khoảng 50.000đ/1 lít, anh thu được 19 triệu đồng. Số tiền thu nhập tuy không lớn, nhưng anh Tuấn nói: “Đấy là một kết quả ngoài sức tưởng tượng của mình”.

Sang năm 2007, anh đã có khoảng trên 50 đàn ong và do nắm bắt được kỹ thuật vững vàng hơn, di chuyển đàn ong vào đúng những vụ hoa và đến những nơi có nguồn hoa lớn nên anh thu được khoảng 1 tấn mật với giá khoảng 60.000 đồng/lít, thu được 84 triệu đồng, trừ chi phí chăn nuôi anh đã có lãi trên 50 triệu đồng và do biết chọn được hoa theo thời vụ nên chất lượng mật rất tốt.

Ở Lục Yên, hiện tại anh là người nuôi ong nhiều nhất và thành công với nghề. Sau gần 3 năm nuôi, con ong không những đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho người thân trong gia đình những lúc nông nhàn. Anh cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng mô hình nuôi ong trong toàn huyện. Trong thời gian qua anh đã về kỹ thuật cho nhiều người đến thăm và học hỏi kinh nghiệm về mô hình nuôi ong của anh. Điển hình như việc hướng dẫn cho anh Thanh ở khu 3, thị trấn Yên Thế. Tấm gương làm giàu và tinh thần nhân ái của anh Tuấn rất đáng để nhiều người học tập và làm theo. 

                    Hà Ngọc Đông

Các tin khác

YBĐT - Khi tôi đề nghị được giới thiệu một người tiêu biểu trong lực lượng công an xã, không đắn đo nhiều, anh em ở Phòng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Công an tỉnh Yên Bái giới thiệu ngay anh Bùi Văn Lượng – Trưởng Công an thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

Xen canh chè với các loại cây công nghiệp, gia đình ông Tới thu trên 10 triệu/năm.

YBĐT – Nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Tới ở thôn 2, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên (Yên Bái) được bình chọn là gia đình giáo dân tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất giỏi của địa phương.

YBĐT - "Ở thôn Đào Kiều, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình (Yên Bái) ai cũng biết đến anh Lê Tiền Phương - tỷ phú rừng. Hiện nay, anh có khoảng 50 ha rừng trên 30 hòn đảo lớn nhỏ ở hồ Thác Bà" - đó là lời giới thiệu của anh Phạm Quang Hưng , Chủ tịch UBND xã Thịnh Hưng khi chúng tôi đến thăm gia đình anh Phương vào ngày tháng Sáu, nóng như đổ lửa.

Chị Thúy (bên phải) trao đổi kinh nghiệm trồng giống chè Bát tiên với chị em trong thôn.

YBĐT - Tôi đã từng gặp và viết khá nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi. Họ đều giống nhau ở chỗ, từ nghèo khó vươn lên không cam chịu đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục