Thoát nghèo nhờ định cư

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ông Tráng Su Vàng ở thôn Ao Ếch, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) có cuộc sống ấm no như hôm nay nhưng không ai biết rằng trước đây gia đình ông đã từng bôn ba khắp nơi để kiếm sống và trải qua nhiều gian khổ.

Ông Tráng Su Vàng đang chăm sóc đàn trâu của gia đình.
Ông Tráng Su Vàng đang chăm sóc đàn trâu của gia đình.

Ông Vàng cho biết trước đây ông sống ở trên núi cao tại bản Lùng Cúng, xã Nậm Có (huyện Mù Cang Chải). Nguồn sống chủ yếu của gia đình là các loại cây lương thực có năng suất thấp như: mì tam giác, cây ngô nương và hạt kê nên cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn.

Ông đã đi tìm nhiều nơi ở trong vùng để làm ăn nhưng do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cái đói, cái nghèo vẫn đeo đuổi mãi. Có những thời gian cả nhà ông phải sống bằng các loại củ mài, củ nâu và rau rừng.

Không thể sống theo kiểu dân du mục mãi như thế mà phải tìm cách để an cư, lập nghiệp. Với những suy nghĩ đó, năm 1988, ông Tráng Su Vàng đã quyết tâm đưa gia đình về định cư tại nơi này.

Ở đây, có nhiều dân tộc cùng chung sống, được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và được chính quyền xã quan tâm hướng dẫn cách áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Ban đầu mới về định cư, gia đình chưa có ruộng, ông đã tận dụng những khu đất trống tại các chân núi để phát rẫy trồng ngô, trồng lúa nương và trồng rau màu các loại…

Sau đó, ông hướng dẫn vợ con đào mương dẫn nước về khai hoang ruộng bậc thang, đắp bờ các khe núi để làm ao thả cá, làm chuồng, trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bằng cách làm này, đời sống ngày càng được ổn định, ông tiếp tục đi tìm mua quế giống về trồng tại những nương lúa, ngô vừa thu hoạch vụ đầu tiên và những vụ sau khi cây chưa khép tán thì vẫn tiếp tục trồng ngô lúa.

Cách làm này đã giúp ông bớt được một phần công chăm sóc, nhổ cỏ cho quế lúc mới trồng, số lượng quế sống rất cao, vì trong khi làm cỏ cho lúa, ngô thì cũng làm cỏ cho cả cây quế. Bằng sự nỗ lực của mình, đến nay gia đình ông đã có trên 7 sào ruộng, cấy 2 vụ bằng các giống lúa có năng suất cao và bình quân mỗi vụ đạt trên 2 tấn thóc.

Ngoài ra, gia đình còn gieo trồng lúa nương ngô, sắn, đậu đỗ, dong riềng và các loại rau màu khác. Việc chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển, mỗi năm ông bán đi từ 1 đến 2 con trâu, bò để mua sắm đồ dùng thiết yếu cho gia đình. Hiện nay gia đình ông còn 4 con trâu, 3 con bò, 15 con lợn, gần trăm con gia cầm.

Gia đình ông còn có 8 ao thả cá để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gia đình và cung cấp cho bà con trong vùng. Thu nhập từ 2 ha quế bóc tỉa và các khoản bán trâu, bò, lúa, ngô khoai…, bình quân mỗi năm gia đình có nguồn thu đạt trên 60 triệu đồng.

Nhờ đó mà gia đình ông Tráng Su Vàng đã mua được máy tuốt lúa, máy xát, xe máy, tivi, máy khâu, điện thoại vừa phục vụ cho gia đình, vừa phục vụ bà con trong bản. Nhà cửa cũng rất khang trang, sạch đẹp và thoáng mát và những thành quả đó là nhờ đã sống định cư và biết tự vươn lên.

Sùng A Hồng

Các tin khác
Cán bộ chuyên trách dân số xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiện đại. (Ảnh: Ngọc Sơn)

YBĐT - Trong các buổi họp của thôn Đêu 4, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), chị Đinh Thị Viễn lại xin ít thời gian để tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ. Có chị, các buổi họp vui vẻ, sôi nổi hơn bởi sau những nội dung họp nghiêm túc, mọi người lại bảo chị hát cho nghe để thư giãn. Tiếng hát tự nhiên, chân chất của chị được bà con dân bản ưa thích.

YBĐT - Khi ông mặt trời lùi xuống sau những dãy núi cao ngất, nhường lại cả bầu trời Trạm Tấu cho ngàn vạn ngôi sao nhấp nháy thì cũng là lúc ánh điện le lói được thắp lên trong những ngôi nhà trên đỉnh núi ở thôn Đầu Cầu, xã Xà Hồ. Đó cũng là lúc gia đình anh Mùa A Lao chuẩn bị ăn cơm tối.

YBĐT - Được sự giới thiệu của đồng chí Hoàng Ngọc Yên - Bí thư Đảng uỷ xã Xuân Ái, huyện Văn Yên (Yên Bái), chúng tôi tìm đến xưởng chế biến gỗ rừng trồng của gia đình ông Nguyễn Duy Đông, thôn Chăn Nuôi, là một trong số rất nhiều hộ điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

YBĐT - Theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1970, anh thanh niên 18 tuổi Lê Hồng Săn - người dân tộc Cao Lan ở thôn Khuôn Giỏ, xã Tân Hương, huyện Yên Bình (Yên Bái) viết đơn xin đi bộ đội khi người anh trai mới hy sinh trên chiến trường. Lo rằng bố mẹ sẽ không tạo điều kiện cho đi ngay lúc này vì anh trai mới hy sinh nên anh đã giấu bố mẹ tự đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục