“Không nơi đâu bằng đất quê mình”

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/1/2010 | 9:51:27 AM

YBĐT - “Tại sao những người nông dân khác có thể làm giàu từ đất còn đồng đất quê mình nhiều nhưng lại chưa được như vậy? Sau nhiều năm xuôi ngược, tôi thấy không nơi đâu bằng đất quê mình”. Đó là lời tâm sự của anh Phạm Đức Hồng (thôn Phúc Hoà 1, xã Hán Đà, huyện Yên Bình). Nhờ chăm chỉ, cần cù lao động và biết tính toán đến nay mới gần 40 tuổi nhưng anh đã là chủ trang trại theo mô hình VACR mang lại giá trị kinh tế cao.

Xây dựng gia đình năm 1992, vợ chồng anh Hồng cũng như rất nhiều đôi vợ chồng chồng trẻ sống ở nông thôn, làm ruộng kết hợp với các nghề phụ khác nhưng cuộc sống vẫn không ổn định. Anh luôn trăn trở: “đất đai của gia đình mình rộng, đó chính là tài sản lớn nhất cha ông để lại và phải làm sao để đất đai làm ra của cải”.

Từ trăn trở đó, năm 2000, sau khi đã  thăm quan, học hỏi nhiều nơi, anh quyết định trở về bắt tay vào xây dựng kinh tế trên mảnh đất quê hương. Bốn sào ruộng được vợ chồng anh chịu khó chăm sóc sớm hôm, đưa những giống lúa lai chất lượng cao vào canh tác nên cho năng suất trung bình đạt 220 – 250 kg/sào. Mỗi năm, gia đình anh chị thu gần 2 tấn thóc. Không để cho đất nghỉ, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, anh tận dụng đất trồng ngô và rau vụ đông để vừa tự cung cấp cho gia đình vừa tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi.

Nhờ kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và thủ công mà đàn lợn thịt gần 30 con mỗi lứa và 4 con lợn nái của gia đình anh lúc nào cũng béo mượt. Mỗi năm anh xuất chuồng hơn 2 tấn lợn thịt, lợn giống và thu về hơn 40 triệu đồng. Trong những lúc giá cả thị trường bấp bênh, anh Hồng có cách làm rất hay: “Những lúc giá lợn con cao, tôi sẽ bán và những lúc giá thấp tôi lại nuôi lợn thịt”.

Tận dụng nguồn chất thải từ chăn nuôi, anh dùng để nuôi cá và làm nguồn phân bón cho cây trồng. Với diện tích mặt nước rộng hơn 10 sào, anh đầu tư nuôi các loại cá: trắm cỏ, trôi, mè, chép... trong đó chủ yếu là cá trắm cỏ, bởi loại cá này mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể tận dụng ngay nguồn thức ăn trong vườn nhà. Đầm cá của anh Hồng mỗi năm cho thu hoạch gần 2 tấn cá tươi mang lại gần 40 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, với sự năng động chịu khó tìm tòi và cần cù lao động, anh còn trồng 2 ha keo. Đến thăm nhà vừa lúc anh đang đốn 7 sào chè cành, vừa làm anh vừa phấn khởi nói: “Năm vừa rồi tôi thu 1 tấn chè búp tươi. Chè trồng không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, thu hái khá chặt chẽ, bón phân đều đặn để chè cho nhiều búp. Không chỉ có cây chè mà tất cả các cây trồng, vật nuôi khác, yếu tố kỹ thuật quyết định 70% sự thành công”.

Nhìn cơ ngơi khang trang với ngôi nhà hai tầng mới xây nằm giữa đồi cây, ao cá ít ai biết được những ngày đầu anh bắt tay vào xây dựng trang trại cũng rất vất vả, khó khăn. Đã nhiều năm nay, trừ các loại chi phí, trang trại của anh Hồng cho thu nhập ổn định 60 – 70 triệu đồng mỗi năm. Thành công đó có được nhờ sự chăm chỉ, cần cù lao động sớm hôm, nhờ sự ham học hỏi, biết tính toán của hai vợ chồng.

Không chỉ là một người làm kinh tế giỏi, nắm vững các kỹ thuật, anh Hồng còn là Chi hội phó Hội Nông dân gương mẫu. Ngoài việc tích cực tuyên truyền đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới các hội viên trong chi hội, vận động bà con trồng các giống chè, giống lúa mới, anh luôn nhiệt tình giúp đỡ về vốn, giống, đối với những hộ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.

Hồng Khanh

Các tin khác

YBĐT - “Cô giáo Hoàng Thị Lê Na là người tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; có chuyên môn vững vàng và luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo sự hứng thú cho học sinh. Cô là tấm gương tiêu biểu trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” trong năm học 2008 – 2009”. Đó là nhận xét của thầy Đỗ Xuân Hưng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Trấn Yên.

YBĐT - Chị Hảng Thị Dông – Chủ tịch hội phụ nữ xã Bản Công huyện Trạm Tấu – người vừa vinh dự được biểu dương là điển hình tiên tiến trong cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực Tây Bắc

YBĐT - Biết quê hương còn nghèo nhưng anh Hoàng Ngọc Lâm ở thôn Đức Tiến 1, xã Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) vẫn quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất anh đã sinh ra và lớn lên. Đến nay, anh là một trong những hộ chăn nuôi giỏi nhất, nhì trong xã. Nhìn con người chất phác trong bộ quần áo lao động giản dị, có lẽ ít người biết anh là một triệu phú.

Người dân phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) thi đấu thể thao trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. (Ảnh: Minh Đức)

YBĐT - Trong Hội nghị tuyên dương làng, bản, tổ dân phố tiêu biểu tỉnh Yên Bái lần thứ nhất, giai đoạn 2000 – 2009, tổ 22, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) vinh dự là một trong 39 làng, bản, tổ dân phố tiêu biểu. Có được kết quả đó, phải kể đến đóng góp không nhỏ của người tổ trưởng giàu nhiệt huyết và tận tuỵ - ông Trần Duy Hưng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục