Hà Văn Luyến - đầu tầu trong hoạt động chữ thập đỏ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/7/2010 | 8:56:02 AM

YBĐT - Anh Luyến “Chữ thập đỏ” (CTĐ) là tên quen thuộc mà học sinh bán trú Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Kiên Thành thường gọi anh Hà Văn Luyến – Chủ tịch Hội CTĐ, xã Kiên Thành (huyện Trấn Yên).

Anh Hà Văn Luyến (bên trái) vận động quyên góp ủng hộ gia đình anh Hà Văn Liệu tại trường tiểu học và THCS Kiên Thành.
Anh Hà Văn Luyến (bên trái) vận động quyên góp ủng hộ gia đình anh Hà Văn Liệu tại trường tiểu học và THCS Kiên Thành.

Đầu năm học vừa qua, các em đã được anh Luyến và các anh chị tình nguyện viên CTĐ xây dựng một vườn rau 200m2 để cung cấp rau xanh, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ý tưởng về vườn rau cho học sinh bán trú dân nuôi trong trường được hình thành khi anh Luyến chứng kiến những bữa ăn đạm bạc của học sinh – “Xót xa lắm!” – anh đã nói như vậy.

Rồi khi thấy khoảng đất trống cạnh trường, anh liền nghĩ ngay đến một vườn với nhiều các loại rau phục vụ bữa ăn hàng ngày cho các em. Học sinh và thầy cô giáo trong trường phấn khởi lắm. Còn với anh Luyến anh thấy mình vui hơn, có thêm động lực tiếp tục hoạt động công tác CTĐ.

Bà Nguyễn Thị Bình – Phó chủ tịch Hội CTĐ tỉnh nhận xét: “Anh Luyến là cán bộ cơ sở rất năng động, sáng tạo trong hoạt động Hội nên hoạt động CTĐ tại Kiên Thành rất hiệu quả. Nhiều mô hình, ý tưởng từ anh Luyến mang hiệu quả thật bất ngờ”. Anh Luyến tâm sự: “Tôi hoạt động CTĐ bằng tình cảm với đồng bào mình, bằng lòng nhân ái chứ không vì quyền lợi cá nhân”. Hà Văn Luyến nói đúng bởi kinh phí hỗ trợ cho cán bộ hội cơ sở chỉ 180 nghìn đồng/tháng. Số tiền ít ỏi đó không đủ cho một gia đình với 2 con nhỏ của anh.

Ở Kiên Thành, người dân tộc thiểu số chiếm 93% dân số toàn xã, vì vậy đời sống còn nhiều khó khăn. Chứng kiến cảnh người dân mình đã nghèo khó lại gặp hoạn nạn, anh nghĩ mình phải làm điều gì đó để giúp đỡ những gia đình gặp hoạn nạn vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái, gia đình anh Hà Văn Liệu, ở thôn Cát Tường bị cháy nhà, anh Luyến đã cùng hội viên Hội CTĐ vận động nhân dân trong xã ủng hộ gia đình Liệu. Ngay trên nền ngôi nhà anh Liệu bị cháy, anh Luyến đặt hòm quyên góp, được bao nhiêu, anh công khai rồi trao ngay cho gia đình bị nạn nên được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, hội viên và nhân dân trong xã. Tổng số tiền quyên góp được cũng gần 17 triệu đồng và cả nhiều hiện vật khác như gạo, quần áo, chăn, màn...

Nói về công tác tình nguyện viên CTĐ ở Kiên Thành, bà Nguyễn Thị Bình cho biết thêm: “Tôi thật bất ngờ và xúc động bởi lực lượng tình nguyện viên CTĐ ở Kiên Thành, rất hăng hái, nhiệt tình. Khi có việc cần, họ sẵn sàng giúp đỡ”. Đó là nhờ họ đã học tập và làm theo người gương mẫu như anh Luyến. Công tác vận động tham gia các hoạt động của Hội luôn được anh Luyến quan tâm, đây là nòng cốt để xây dựng Hội vững mạnh.

Anh Luyến tâm sự: “Muốn mọi người nghe mình nói, mình phải làm gương trước”. Với suy nghĩ như vậy nên khi xây dựng câu lạc bộ trồng, sử dụng thuốc nam tại thôn Khe Rộng, anh đã đi đầu trong việc mang giống cây thuốc quý của gia đình mình đến trồng. Hiện nay, vườn thuốc nam rộng 400m2 đã có hơn 600 cây thuốc quý là nguyên liệu cho những bài thuốc của người Dao, người Tày Kiên Thành.

Còn nhiều lắm những mô hình bắt nguồn từ ý tưởng của anh Luyến. Nói như bà Bình – Phó chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, hoạt động CTĐ cần  nhiều hơn nữa những cán bộ Hội năng động, sáng tạo, nhiệt tình như anh Hà Văn Luyến.

Thanh Ba

Các tin khác

YBĐT - “Muốn thoát nghèo thì phải ham học hỏi, chịu khó nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên báo, đài, tích cực ứng dụng vào sản xuất và nhất là phải dám nghĩ dám làm…” - đó là những chia xẻ của ông Nguyễn Phúc An, hội viên Hội Nông dân thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh (huyện Văn Yên).

Nhiều hộ đồng bào Mông ở xã Nậm Có (huyện Mù Cang Chải) đã đầu tư làm chuồng chăn nuôi trâu và hạn chế thả rông để đề phòng bệnh dịch.

YBĐT - Được ông Hàng A Sa - Bí thư Đảng ủy xã giới thiệu, chúng tôi tìm đến gia đình anh Giàng A Dế - Trưởng bản Tà Ghênh, xã Nậm Có (Mù Cang Chải). Anh Dế là một tấm gương điển hình trong công tác và tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

YBĐT - “Ai muốn làm giàu thì đến học kinh nghiệm của chị Thu” - đó là lời khen ngợi của mọi người dành cho chị Lò Thị Thu ở thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh (Văn Chấn).

YBĐT - Bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải nơi Hờ A Tông sinh sống còn khó khăn nhiều lắm, mùa đông thì sương muối băng giá, mùa hè thì gió tây khô hanh kéo dài dễ xảy ra cháy rừng, nên cuộc sống của 85 hộ bản Mông này vẫn bị cái đói, cái nghèo rình rập. Không cam chịu hoàn cảnh, học hết lớp 5 và được xếp vào nhóm người biết chữ, nên năm 1999 được cả bản người Mông bầu làm Trưởng bản khi Tông mới 18 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục