T-HUY - nhãn hiệu nông cụ của một chàng trai

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/7/2010 | 9:17:41 AM

YBĐT - Ở cái tuổi 34, Trần Đăng Huy đã vào độ chín của cái nghề mình chọn. Nhưng ít ai biết rằng, cách đây gần chục năm, người thanh niên này đã lựa chọn cái bễ rèn để bắt đầu nghề nghiệp của mình - điều mà ít bạn trẻ trong xã hội hiện nay nghĩ tới.

Những nông cụ do bễ rèn của Huy sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của đồng bào vùng cao.
Những nông cụ do bễ rèn của Huy sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của đồng bào vùng cao.

Sinh ra trong một gia đình có nghề rèn truyền thống từ quê hương Nam Định, ba chị em Huy cùng bố mẹ định cư ở quê hương mới Văn Chấn và phụ giúp gia đình bằng cái nghề cha ông để lại. Sau 12 năm đèn sách, Huy cũng ấp ủ biết bao ước mơ, hoài bão như các bạn bè cùng lớp. Song không ít khó khăn của gia đình và điều kiện xã hội đã níu kéo Huy lại với những sóng gió của cuộc mưu sinh. "Mình đã có nghề nghiệp rồi, vả lại ở đây đa phần người dân đều làm nông nghiệp, làm để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chắc sẽ được thôi" - Huy tâm sự như vậy. ít ai có thể dễ dàng lựa chọn một công việc như thế trong khi nhiều bạn trẻ tìm mọi cách để có được những công việc cao sang, nhàn hạ. Huy bắt đầu nghề nghiệp của mình từ làm việc ở những bễ rèn ở Nam Định và một số vùng xuôi khác. Vừa làm thuê, vừa để học để bổ sung những kinh nghiệm nghề rèn và dành dụm cho bản thân ít vốn liếng.

Năm 2001, cơ sở sản xuất nông cụ của Huy bắt đầu nổi lửa trong một mấy gian nhà nhỏ ở ngay đầu phố huyện Văn Chấn. Gần chục năm, đe, búa và “lửa nghề” của tuổi trẻ đã giúp bễ rèn của Huy trở thành một địa chỉ của không ít lượt nông dân trong khu vực. Các loại dao lớn nhỏ, cái cuốc, lưỡi xẻng hay chiếc cày bừa, cái kéo đốn chè… do Huy sản xuất đã được bà con chấp nhận. Trong số đó phải kể đến cái lưỡi bướm (loại cuốc nhỏ, mỏng để cào cỏ), những con dao phát phù hợp với điều kiện sản xuất của đồng bào Mông. Vào những dịp chuẩn bị cho vụ sản xuất mới, nông cụ của Huy làm ra có lúc không đủ bán.

Anh cũng đã vay vốn đầu tư mua búa máy và thiết kế bễ rèn hiện đại trị giá hơn 100 triệu đồng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nhiên liệu. Với bản thân, Huy luôn tự thấy cái khó nhất của nghề rèn là kỹ thuật tôi và pha chế ủ thép. Song, anh cũng tự tin trong cạnh tranh giữa các nông cụ mình làm ra với thị trường nông cụ phong phú trên địa bàn. Và để khẳng định chất lượng, trên những con dao đã in rõ nhãn hiệu T-HUY và tới đây sẽ sẽ còn nhiều sản phẩm khác ra đời từ bễ rèn Trần Đăng Huy.

Tổng doanh thu từ bễ rèn của Huy mới dừng ở mức khiêm tốn, nhưng công việc của 2 vợ chồng đã ổn định, đồng thời anh luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Năm 2009, ngôi nhà khang trang của 2 vợ chồng và đứa con nhỏ đã được anh xây cất. “An cư lạc nghiệp” đó là điều kiện cần thiết để nông cụ mang nhãn hiệu T-HUY tiếp tục khẳng định uy tín với người tiêu dùng trong thời gian tới.

Minh Quang

Các tin khác

YBĐT - Anh Trần Văn Điền là người dân tộc Dao, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn 9, Cửa Ngòi, xã Tô Mậu (huyện Lục Yên), là tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

YBĐT - Tôi thán phục khi vào thăm trang trại của chàng thanh niên có dáng người nhỏ bé, nước da ngăm đen đang ngày đêm chăm từng con cá, gốc cây, đàn lợn. Từ hai bàn tay trắng, đến nay anh đã có một trang trại tổng hợp trị giá hàng tỷ đồng. Người thanh niên ấy là Hoàng Văn Chiếm, ở thôn 12, xã Mường Lai ( Lục Yên).

YBĐT - Chúng tôi được lãnh đạo Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái giới thiệu về một tấm gương tiêu biểu, đó là ông Nguyễn Đức Hậu - Bí thư chi bộ khu dân cư Hoàng Hoa Thám 2.

Đồng bào Tày ở xã Xuân Lai (huyện Yên Bình) trồng dưa hấu trên đất bán ngập hồ Thác Bà.

YBĐT - Ghé vào sạp hàng bên chợ thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên (Yên Bái) để mua một ít hoa quả làm quà, tình cờ tôi đã được nghe những lời quảng cáo đầy hấp dẫn “Dưa Lục Yên giá cao một chút, nhưng ngon hơn dưa ở nơi khác mang về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục