Dưa hấu ông Liên

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/7/2010 | 9:24:11 AM

YBĐT - Ghé vào sạp hàng bên chợ thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên (Yên Bái) để mua một ít hoa quả làm quà, tình cờ tôi đã được nghe những lời quảng cáo đầy hấp dẫn “Dưa Lục Yên giá cao một chút, nhưng ngon hơn dưa ở nơi khác mang về.

Đồng bào Tày ở xã Xuân Lai (huyện Yên Bình) trồng dưa hấu trên đất bán ngập hồ Thác Bà.
Đồng bào Tày ở xã Xuân Lai (huyện Yên Bình) trồng dưa hấu trên đất bán ngập hồ Thác Bà.

Từ khi nhà ông Liên ở xã Tân Lập mang dưa ra bán thì người mua chỉ hỏi mua dưa của ông ấy thôi! Không tin, anh cứ thử xem”- bà Thành, một người buôn dưa ở đây nói như vậy. Dưa ông Liên vỏ mỏng, lõi đỏ, rất ngọt, giòn và mát. Giữa cái oi bức của mùa hè, ăn miếng dưa ông Liên mà lòng thấy khoan khoái làm sao, mọi nóng bức, mệt mỏi như tan biến và điều đó đã thúc giục tôi tìm về thăm lão “An Tiêm” ở đất Lục Yên.

Mới bước tới cổng nhà ông, tôi đã bị choáng ngợp bởi cả hai căn nhà đất 3 gian của ông chất kín dưa. Nhà không còn chỗ ngồi nên việc tiếp khách phải ở ngoài sân. Qua câu chuyện, được biết ông Liên là một cựu chiến binh. Năm 1993, ông đã mạnh dạn nhận hơn 20ha đất rừng và tiến hành trồng cây. Qua bao thất bại nhưng với ý chí kiên cường của bộ đội Cụ Hồ, rừng cũng đã cho ông hàng trăm triệu đồng. Đến năm 2009, ông lại tiếp tục kết hợp chăn nuôi hàng nghìn con gà vịt, cho thu nhập 50-60 triệu đồng một năm.

Vẫn chưa hài lòng với những gì đã đạt được, qua sách báo, ông đã bị hấp dẫn bởi  việc trồng dưa. Hai năm liền trồng thử nghiệm giống dưa Trung Quốc với diện tích 1 sào, tuy năng suất cao nhưng chất lượng lại thấp nên không hiệu quả. Đầu năm 2010, vô tình biết đến giống dưa F1 của Công ty Hưng Nông Sài Gòn, ngay lập tức, ông đã liên hệ và bắt đầu mua giống về trồng với diện tích 2 mẫu đất nằm trên diện tích đất bán ngập của hồ Thác Bà. Cả gia đình miệt mài làm đất rồi tra hạt, nhưng sau một tuần kiểm tra thì một nửa số giống bị kiến ăn hết, bao nhiêu công sức vốn liếng gần như mất trắng. Sau bao đêm trằn trọc suy nghĩ, thế rồi ông đã nảy ra một sáng kiến là ươm hạt vào bầu rồi mới đem trồng, như vậy sẽ rất an toàn. Nghĩ là làm! thế rồi, ông lại cùng cả nhà hì hục nhào nặn đất ươm hạt giống. Đúng là rất hiệu quả! Sau một tuần thì những cây dưa được ươm trong bầu đã cao khoảng 10cm và ông đem trồng. Sẵn phân từ đàn gà hàng nghìn con, ông đã gom toàn bộ phân để đem bón cho dưa.

Chăm bón khoa học kết hợp với thời tiết thuận lợi, những cây dưa phát triển rất nhanh và bắt đầu ra quả. Nghiên cứu kỹ về giống dưa, với đặc thù cây dưa chỉ hút chất dinh dưỡng từ gốc, mặc dù cây dưa cũng có tay và đốt bám dễ nhưng không thực hiện chức năng trao đổi chất dinh dưỡng nên ông đã chỉ làm sạch cỏ trong vòng tháng đầu, sau đó để cỏ mọc tự nhiên. Theo ông, như vậy sẽ tạo được độ râm mát cho cây dưa. Đến khi quả dưa lớn thì thay cho việc dùng các vật dụng như tấm xốp hay bìa cứng thì ông gấp các cây cỏ đó lại để làm chỗ kê quả dưa. Quả dưa được nằm êm ái và có độ mát trên các thân cỏ nên lớn càng nhanh.

Từ sự sáng tạo và cần mẫn của mình, thành quả lao động đã được thể hiện rõ, 2 mẫu dưa cho thu hoạch hơn chục tấn. Mới đầu, ông phải vất vả mang dưa đi bán đổ tận chợ huyện rồi các quán dọc quốc lộ 70. Thế nhưng, khi nhận ra chất lượng đặc biệt từ dưa của ông thì dân buôn đã đổ xô về tận nhà, còn người tiêu dùng thì phải tìm đúng dưa Lục Yên mới mua dù giá có đắt hơn. Chính vì thế, dưa của ông đã nhanh chóng tạo được "thương hiệu" dưa Lục Yên. Ông còn giải thích thêm: “Giống dưa này quả chỉ từ 2-4 kg, không những rất ngon mà dễ tiêu thụ vì nó phù hợp với túi tiền của người dân”.

Với việc mạnh dạn và trồng thành công dưa hấu đã đem lại thu nhập ước tính hơn 50 triệu đồng trong vụ này và cựu chiến binh Nguyễn Văn Liên càng khẳng định thêm tinh thần lao động, trí sáng tạo của bộ đội Cụ Hồ. Hi vọng, từ thành công ban đầu này, sẽ tạo ra hướng đi mới, cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao ở Lục Yên.

Triệu Huấn

Các tin khác
Anh Cầu giới thiệu cây chanh tổ cho thu hoạch 40 kg quả.

YBĐT - Anh tìm lên mảnh đất hoang hóa dựng lều cầy cuốc kiếm kế sinh nhai, nuôi khát vọng vươn lên làm giàu.

YBĐT - Chúng tôi tìm đến gia đình anh Vũ Quốc Toản - Bí thư Chi bộ bản Bến, xã Việt Hồng (Trấn Yên), là một điển hình nhiệt tình trong công tác, giỏi phát triển kinh tế gia đình theo hướng khai thác tiềm năng đất đồi rừng.

Anh Hà Văn Luyến (bên trái) vận động quyên góp ủng hộ gia đình anh Hà Văn Liệu tại trường tiểu học và THCS Kiên Thành.

YBĐT - Anh Luyến “Chữ thập đỏ” (CTĐ) là tên quen thuộc mà học sinh bán trú Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Kiên Thành thường gọi anh Hà Văn Luyến – Chủ tịch Hội CTĐ, xã Kiên Thành (huyện Trấn Yên).

YBĐT - “Muốn thoát nghèo thì phải ham học hỏi, chịu khó nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên báo, đài, tích cực ứng dụng vào sản xuất và nhất là phải dám nghĩ dám làm…” - đó là những chia xẻ của ông Nguyễn Phúc An, hội viên Hội Nông dân thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh (huyện Văn Yên).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục