Gương sáng Khe Ron

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/7/2010 | 2:38:35 PM

YBĐT - Nhờ những đóng góp của Trưởng bản Hờ Nủ Lâu mà trong những năm qua, bản Khe Ron xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) với 76 hộ, 441 nhân khẩu đều là người dân tộc Mông đã từng bước xóa đói giảm nghèo. Hàng năm có trên 50% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 96 trẻ em đến trường đúng độ tuổi và không có học sinh nào bỏ học giữa chừng.

Cùng với cán bộ xã Hồng Ca, chúng tôi tới thăm gia đình anh Hờ Nủ Lâu - Trưởng bản Khe Ron, con người có tính tình niềm nở và cách nói chuyện chân thành, mộc mạc. Anh Lâu tâm sự: "Mình sinh ra và lớn lên ở đây, thấy cuộc sống của người dân còn khó khăn lắm! Là một trưởng bản, mình chỉ mong cho đồng bào Mông mình không còn cảnh đói nghèo nữa". Chính vì suy nghĩ ấy nên khi được bầu là đại biểu HĐND xã rồi làm trưởng bản, anh đã mang hết khả năng của mình để tuyên truyền vận động bà con nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước hạ sơn, định canh định cư cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Làm gì để giúp người Mông bản Khe Ron thoát nghèo? Nỗi trăn trở ấy luôn canh cánh trong lòng Trưởng bản Hờ Nủ Lâu. Theo anh, bà con nghèo vì thiếu kiến thức trong phát triển kinh tế, do đó anh đã vận động mọi người tham gia các buổi tập huấn khoa học kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp và đưa giống lúa mới có năng suất cao vào thâm canh để bảo đảm an ninh lương thực. Ngoài ra, anh còn vận động nhân dân cải tạo vườn tạp để trồng tre Bát Độ, luồng Thanh Hóa, trồng bồ đề, keo, quế..., chăn nuôi gia súc gia cầm để lấy sức cày, kéo cải thiện bữa ăn gia đình và một phần chuyển thành hàng hóa. Những việc làm đó bước đầu tạo được những thành công khi người Mông đã chuyển sang giao cấy lúa nước bằng giống năng suất cao đạt 80% diện tích, trồng tre Bát Độ được 12 ha, luồng Thanh Hóa được 20 ha và trồng rừng 40ha...

Nhận thấy bản mình ở xa trung tâm xã, dân cư thưa thớt, anh đã đề nghị chính quyền xã cử cán bộ khuyến nông về tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Không những thế, anh còn vận động nhân dân tiết kiệm chi tiêu, tích lũy mua sắm các thiết bị sinh hoạt như tivi, xe máy. Khi được hỏi về người trưởng bản của mình, anh Sùng A Sinh - người dân bản Khe Ron đã chia sẻ: "Mình thấy Trưởng bản Hờ Nủ Lâu là người nhiệt tình, trách nhiệm, được bà con dân bản tin tưởng lắm".

Không những tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn phát triển kinh tế, anh Lâu còn giảng giải cho bà con xóa bỏ các tập tục lạc hậu như tổ chức ma chay dài ngày, thách cưới cao, xây dựng đời sống văn hóa, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, vận động đồng bào Mông theo đạo sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết lương giáo và cùng giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, anh còn phối hợp với Ban Mặt trận mời cán bộ Trạm Y tế xã về tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ, trẻ em. Anh Lâu cho biết: "Muốn bà con trong thôn nghe theo sự vận động tuyên truyền thì bản thân phải luôn gương mẫu đi đầu.

Trong đó, phải coi trọng việc xây dựng gia đình hòa thuận mẫu mực, con cái được học hành đầy đủ để sau này trở thành người có ích cho xã hội và không còn chịu cảnh đói nghèo như ông bà, cha mẹ chúng". Chính vì vậy, khi có việc gì khó, bà con cũng đến nhờ Trưởng bản giúp đỡ và luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của anh. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, bà con có tâm tư, nguyện vọng gì đều bày tỏ với Trưởng bản để anh đề đạt với các cấp chính quyền.

Tuy nhiên, để bà con trong thôn nói riêng và người Mông ở Hồng Ca nói chung có thêm những thuận lợi trong xóa đói giảm nghèo, anh Lâu bày tỏ mong muốn được Đảng và Nhà nước đầu tư làm cho đường giao thông để đi lại thuận tiện hơn, giúp người Mông ở Khe Ron có điều kiện làm giàu trên chính quê hương mình. Có được sự giúp đỡ đó cùng với sự nhiệt tình của người trưởng bản gương mẫu và sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân thì tương lai không xa, người Mông bản Khe Ron sẽ thoát nghèo.

Kim Oanh

Các tin khác
Chị Trần Thị Phúc trong Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ II.

YBĐT - "Vui thay dân mến dân bầu, ơi người hòa giải…, tận tâm tháng ngày, trong thôn xóm xảy ra tranh chấp, mà nhà ai kia lục đục cơm canh, thì hòa giải viên cần có mặt nhanh… Phát huy tinh thần đoàn kết tương thân, bao dung nhân ái…, ở trong cộng đồng, ngăn vi phạm và tranh chấp nhỏ, phát huy quyền làm chủ nhân dân, chăm lo chuyên cần giữ vững an ninh”…

Anh Bàn Văn Kim (thứ 2 từ trái sang) thường xuyên tới các gia đình vận động xây dựng đời sống văn hóa.

YBĐT - Người dân thôn Làng Câu, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn nhắc và thầm cảm ơn anh Bàn Văn Kim - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 11 Làng Câu - người đã giúp thay đổi nhận thức cũng như cách làm ăn của bà con nơi đây.

Anh Nguyễn Công Nghĩa (trái) bên hệ thống ao nuôi ba ba sinh sản mới được đầu tư.

YBĐT - Đưa chúng tôi vào thăm các gia đình tại thôn Thác Hoa 3, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thịnh (huyện Văn Chấn) - Đỗ Gia Quỵnh tranh thủ giới thiệu: “Đảng viên Nguyễn Công Nghĩa - một cựu chiến binh (CCB) một đảng viên gương mẫu. Anh luôn đi đầu trong các phong trào lao động sản xuất để trở thành tấm gương sáng cho mọi người trong xã noi theo”.

YBĐT - Xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) là xã thuần nông. Toàn xã có 1.330 hộ với 1.060 hội viên nông dân. Do dân số đông nên việc tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên gặp không ít khó khăn, nhất là trên lĩnh vực đời sống, xã hội. Vì vậy, năm 2005 trở về trước, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn còn phổ biến, bình quân mỗi năm có 10-15 hộ sinh con thứ 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục