Đôi vợ chồng tâm huyết với chế biến chè

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/8/2010 | 2:54:32 PM

YBĐT - Sinh năm 1965, năm 35 tuổi anh Nguyễn Trung Hiếu kết duyên với chị Nguyễn Thị Hoà cùng làm ở Nhà máy chè Việt Cường. Năm 2000, anh chị nghỉ việc ở nhà máy và quyết định đầu tư vốn liếng đăng ký giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể sơ chế chè búp tươi ở xã Cường Thịnh (Trấn Yên). Từ một cơ sở nhỏ, sản xuất cầm chừng đến nay đã ngày càng quy mô hơn, đảm bảo ổn định sản xuất và giải quyết việc làm mùa vụ cho gần chục lao động trên địa bàn.

Vợ chồng anh Hiếu (bên trái) giới thiệu sản phẩm chè đã qua sơ chế.
Vợ chồng anh Hiếu (bên trái) giới thiệu sản phẩm chè đã qua sơ chế.

Là công nhân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chế biến chè bởi anh đã từng làm việc cho 4 nhà máy chè từ những năm 90 cuả thế kỷ trước: Nhà máy Chè Trần Phú, Chè Nghĩa Lộ rồi sau này là Công ty Chè Yên Bái rồi Chè Việt Cường. Năm 1994 khi còn làm ở Công ty Chè Yên Bái anh đã đi học đại học bách khoa chuyên ngành chế biến và có lẽ đó chính là những cơ sở để anh cùng vợ mạnh dạn thành lập cơ sở sơ chế chè búp tươi này. Ngày đầu mới thành lập cơ sở chỉ có công suất sơ chế 1 tấn chè búp tươi/ngày. Tuy vậy, nguyên liệu sản xuất không ổn định, điều kiện để đi thu mua nguyên liệu ở xa chưa có, trong khi giá cả bấp bênh nên đã có thời điểm cơ sở phải tạm ngừng sản xuất.

Song bằng kinh nghiệm và tâm huyết của một người đã gắn bó lâu năm với chế biến chè, vợ chồng anh Hiếu đã tìm được hướng giải quyết để tiếp tục duy trì sản xuất đảm bảo doanh thu. Sau thời gian đầu thành lập mới mẻ, người dân trên địa bàn đã dần quen và bán sản phẩm cho cơ sở của anh thay vì phải vận chuyển đi xa như trước đó. Do sản lượng chè trên địa bàn xã Cường Thịnh chỉ đáp ứng một phần nhỏ công suất, anh chị đã đầu tư phương tiện vận tải để có điều kiện thu mua nguyên liệu ở địa bàn các xã lân cận, để nâng công suất.

Nếu như năm 2007 công suất chế biến của cơ sở mới chỉ đạt 1,5 tấn/ngày thì năm 2008 đã tăng lên 2 tấn và 2010 này là 3 tấn búp tươi/ngày, thời điểm chè chính vụ nhiều ngày còn vượt cao hơn. Vào vụ sản xuất mỗi ngày cơ sở chế biến chè của anh Hiếu, chị Hoà giải quyết việc làm cho từ 6 - 8 lao động địa phương với mức lương từ 80 đến 100 nghìn đồng/công, chưa kể nuôi cơm trưa. Nếu như vốn liếng ngày đầu vợ chồng anh bỏ ra chỉ có 115 triệu đồng thì sau nhiều năm duy trì sản xuất, lời lãi bao nhiêu anh chị lại tiếp tục đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, hiện đại hóa trang thiết bị máy móc, đến nay tổng giá trị cơ sở chế biến đạt gần 700 triệu đồng.

Anh Hiếu tâm sự: “Điều quan trọng nhất để đảm bảo ổn định sản xuất vẫn là khâu nguyên liệu. Có thời điểm nguyên liệu khan hiếm, giá bị đẩy lên cao, thu mua không đủ công suất máy chạy, kinh doanh không có lãi nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận để duy trì sản xuất, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm cho người dân trên địa bàn”. Được biết, đầu ra của sản phẩm ở cơ sở của anh chị khá ổn định, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy, không có tồn đọng. Năm 2009 trừ hết chi phí cơ sở của anh thu về số lãi rất khiêm tốn là 50 triệu đồng và nộp vào ngân sách Nhà nước là 12 triệu đồng.

Từ năm 2010 đến nay, tình hình có khả quan hơn, nguyên liệu thường xuyên đạt và vượt công suất. Tính theo luật thuế mới, năm nay anh chị dự kiến sẽ nộp ngân sách Nhà nước từ 50 - 80 triệu đồng. Đối với một hộ kinh doanh cá thể đây là con số không nhỏ, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng với việc giải quyết việc làm ổn định cho một số lao động địa phương và đảm bảo bao tiêu sản phẩm chè búp tươi cho người dân trên địa bàn, cơ sở sản xuất của vợ chồng anh Hiếu, chị Hoà góp phần tích cực vào phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

N.T

Các tin khác
Đồng chí Trương Văn Oanh - Bí thư chi bộ, Giám đốc Xí nghiệp giao khối lượng, đơn giá khoán sản pẩm cho Đội xe vận tải.

YBĐT - Những năm qua, Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Yên Bái đã trải qua biết bao thăng trầm trong quá trình chuyển đổi cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đó cũng là thời gian anh Trương Văn Oanh giữ cương vị Đội trưởng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

YBĐT - Anh Trần Văn Hậu ở thôn Đát Dẻ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình là người có nhiều bò nhất xã: trên 20 con, trong đó có 15 bò cái sinh sản, được nuôi theo phương thức bán công nghiệp.

YBĐT - “Là một cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình và luôn hết lòng vì công việc, xã Khánh Hòa có được kết quả đáng ghi nhận về công tác DS-KHHGĐ như ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn của chị Liên”. Đó là lời nhận xét của lãnh đạo Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) huyện Lục Yên dành cho chị Trần Thị Liên – cán bộ chuyên trách dân số xã Khánh Hòa.

Hội viên cựu TNXP Đào Quang Luật (người ngoài cùng từ trái sang) sửa xe máy phục vụ khách hàng tăng thêm thu nhập.

YBĐT - Trong thời kỳ đổi mới, những người thanh niên xung phong (TNXP) năm xưa lại đoàn kết, hỗ trợ nhau tiếp tục vươn lên trong trận tuyến phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, tiêu biểu là hoạt động của Chi hội Cựu TNXP phường Minh Tân – thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục