Một đời gắn bó với rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/12/2011 | 9:27:38 AM

YBĐT - Quê ở Nam Định nhưng ông Bùi Thế Phiệt ở thôn 11, xã Quy Mông đã theo gia đình lên lập nghiệp và gắn bó với núi đồi Trấn Yên từ những năm bốn mươi của thế kỷ trước. >>Mở hướng thoát nghèo ở Quy Mông

Ông Phiệt đang thu hoạch quế.
Ông Phiệt đang thu hoạch quế.

Khi Nhà nước thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng, ông đã nhận 17ha rừng và trồng đến một nửa diện tích là quế theo phong trào. Sau hơn chục năm cho thu hoạch, ông bán dần để trồng cây nguyên liệu giấy là bồ đề và keo. Khi con cháu trưởng thành cũng là lúc gia đình ông tích lũy đủ để xây ngôi nhà khang trang. Bởi neo người nên ông đã để lại hơn nửa diện tích rừng cho người dân trong thôn, còn 8 ha, ông tập trung quy hoạch và nuôi trồng theo mô hình trang trại.

Trên cơ sở chất đất ông dành nửa diện tích để trồng keo, nửa còn lại trồng bồ đề, còn một số diện tích đất ẩm, xốp ông trồng quế. Những năm đầu cây chưa khép tán, ông trồng xen sắn, cùng đó, ông đắp đập ngăn nước tạo 7 sào ao thả cá và chăn nuôi, lợn gà để có chi phí.

Là người đã có nhiều năm tham gia trồng rừng quốc doanh, rồi hàng chục năm nhận đất làm trang trại, ông Phiệt rút ra nhiều kinh nghiệm trong trong phát triển kinh tế rừng. Trong nhà, bảng kế hoạch phòng ngừa thiên tai ông ghi rõ: Tháng 1 - 2 rét đậm, rét hại, Tháng 3 - 4, phòng sâu bệnh hạn hán... Tháng 9 - 10. hanh khô, cháy rừng. Ông cho rằng, nên trồng luân phiên một chu kỳ keo, rồi bồ đề xen sắn; chỗ nào gần đường, tiện cho vận chuyển thì trồng keo. Cây quế phải lưu ý sâu cành, keo thì phải phòng mối, trồng bồ đề rủi ro cao nếu không quan tâm kiểm tra, phát hiện sớm để diệt trừ sâu. Đặc biệt, việc trồng - khai thác rừng làm sao phải có kế hoạch, thì mới có việc làm đều và không bị cạn kiệt tài nguyên.

Trong ngôi nhà khang trang trị giá trên 700 triệu đồng, gia đình ông Phiệt hiện có năm thế hệ, gồm 11 người chung sống. Ở cái tuổi “cổ lai hy” nhưng ngày ngày ông vẫn cùng con cháu lo lắng cho rừng. Ông cũng dành nhiều thời gian để chia sẻ với mọi người trong thôn những kinh nghiệm về nghề rừng - cái nghề mà ông đã gắn bó hàng chục năm qua.

 M.Q

Các tin khác

YBĐT - Khi hỏi về bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, những phạm nhân ở Trại tạm giam Công an tỉnh Yên Bái đều cảm phục và có chung câu trả lời: "Bác sĩ Bình là một thầy thuốc đầy lương tâm và trách nhiệm, luôn gần gũi, ân cần với bệnh nhân. Dù bệnh nhẹ hay nặng bác sĩ Bình đều thăm khám tận tình, chu đáo trước khi phát thuốc cho bệnh nhân".

Ông Âu cùng vợ chăm sóc những luống hoa của gia đình.

YBĐT - Vượt lên thương tật để chiến thắng đói nghèo và trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, đó là ý chí và nghị lực của bệnh binh Nguyễn Hải Âu, thôn Màu, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

Trong giờ học của cô trò Trường mầm non Họa Mi, xã Bản Mù (Trạm Tấu).

YBĐT - Sau khi tốt nghiệp ở Trường Trung cấp Sư phạm Nghĩa Lộ, cô giáo Hoàng Thị Thu Huyền đã tình nguyện lên bản vùng cao Tà Xùa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu dạy học.

Chị Giảng đang chăm sóc lứa tằm mới của gia đình.

YBĐT - Mấy năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình nông dân xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thường lấy mô hình trồng dâu, nuôi tằm của gia đình chị Lê Thị Giảng ở thôn 5 làm điểm để học tập và làm theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục