Yên Bái chủ động tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án trọng điểm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/3/2023 | 3:06:15 PM

YênBái - Việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong năm và cả giai đoạn.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Văn Chấn , tháng 3/2023. Ảnh: Mạnh Cường
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Văn Chấn , tháng 3/2023. Ảnh: Mạnh Cường

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái có 26 công trình, dự án được đưa vào danh mục trọng điểm để tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đây là các dự án xuất phát từ thực tiễn, được đề ra từ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương. Vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong năm và cả giai đoạn.

Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đến nay, phần lớn các dự án đã được triển khai thực hiện cơ bản đáp ứng được tiến độ đề ra và cũng đảm bảo được kế hoạch giải ngân, chưa xuất hiện các dự án bố trí vốn quá thời hạn quy định.

Tuy nhiên, thời gian qua đứng trước hàng loạt khó khăn như: ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, giá nguyên, nhiên, vật liệu biến động, thời tiết và vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đã khiến tiến độ triển khai một số dự án, công trình trọng điểm chưa đạt tiến độ đề ra, thậm chí nhiều dự án chưa thể khởi công theo kế hoạch. 

Minh chứng rõ nhất là 5 dự án công trình dân dụng và giao thông dự kiến khởi công từ năm trước nhưng chuyển sang năm nay là Trung tâm Hội nghị tỉnh; Trụ sở Tỉnh ủy và các ban Đảng; Trụ sở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái; quốc lộ 32 (Sơn Thịnh, Văn Chấn) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14); Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Yên Bái. Điểm nghẽn cố hữu và cũng là rào cản lớn đối với việc đẩy nhanh các dự án, công trình trọng điểm phải kể đến là các vướng mắc về giải phóng mặt bằng. 

Đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đường nối quốc lộ 37, quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai; đường nối quốc lộ 32C (thị xã Nghĩa Lộ) với tỉnh lộ 174 (huyện Trạm Tấu); sửa chữa nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La)…
 
Từ thực tế trên cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ liên tục của cả hệ thống chính trị để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đối với các dự án vướng mặt bằng, để tháo gỡ, các cấp, ngành, chủ đầu tư cần tăng cường phối hợp với chính quyền sở tại nắm bắt tình hình, tháo gỡ vướng mắc trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người dân, tổ chức để sớm có mặt bằng sạch tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công thực hiện các phần công việc theo đúng tiến độ. 

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, công khai các thông tin về chủ trương thực hiện các dự án. Để đảm bảo tiến độ thi công, kỹ mỹ thuật, chất lượng công trình và tỷ lệ giải ngân vốn đối với từng dự án chủ đầu tư, đơn vị nhà thầu cần cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm trong tổ chức, giám sát, huy động nguồn lực, trang thiết bị máy móc kỹ thuật đẩy mạnh thi công các dự án. Các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, thực hiện mọi giải pháp có thể để đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành các dự án theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh. 

Với các dự án chậm tiến độ liên quan đến hồ sơ, thủ tục hành chính, các sở, ngành cần vào cuộc để tháo gỡ vướng mắc, cắt giảm những thủ tục không cần thiết ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Chủ động, tích cực, phát huy tối đa tinh thần, trách nhiệm; phối hợp chặt chẽ với nhau, giải quyết kịp thời các vướng mắc, các công trình dự án trọng điểm sẽ sớm được đưa vào vận hành bảo đảm chất lượng, hiệu quả, góp phần tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từng năm và cả giai đoạn.

Văn Thông

Các tin khác
Đoàn thanh niên xã Yên Bình phối hợp với Chi đoàn Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bình hỗ trợ người dân địa phương cài đặt và sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời gian qua, tuổi trẻ Yên Bái đã có nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng và cụ thể hóa chủ đề của Tháng Thanh niên năm nay là “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số (CĐS)” nhằm phát huy vai trò của thanh niên tham gia tích cực trong công cuộc CĐS.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công Dự án đường nối quốc lộ 32 (thị xã Nghĩa Lộ) với tỉnh lộ 174 (huyện Trạm Tấu).

Năm 2023, tỉnh Yên Bái được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 là trên 4.849 tỷ đồng, cao hơn 24% so với kế hoạch vốn giao đầu năm 2022.

Tuổi trẻ thị xã Nghĩa Lộ tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. (Ảnh: Thành Trung)

Nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến tích cực trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên, Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030, Chương trình phát triển thanh niên của các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên...

Người Mông Yên Bái gìn giữ nét văn hóa riêng có của dân tộc mình. (Ảnh: Thanh Miền)

Các ngành công nghiệp văn hóa là những ngành sản xuất, tái sản xuất, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa, thương phẩm hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của xã hội. Sở hữu nhiều di tích, di sản văn hóa, Yên Bái có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa; trong đó, có du lịch văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục