Cần khuyến khích trẻ nói tiếng dân tộc mình

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/3/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Yên Bái là tỉnh có nhiều dân tộc chung sống và mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng chứ chưa phải lệ thuộc hoàn toàn tiếng nói của dân tộc khác khi giao tiếp. Tuy nhiên, hiện nay đang nảy sinh một thực tế ở một số dân tộc vì sống xen lẫn người Kinh nên đã dùng tiếng Kinh để giao tiếp là chính. Điều đó khiến cho con em họ, nhất là các cháu đang là học sinh phổ thông không dùng, ít dùng thậm chí không biết tiếng mẹ đẻ.

Trẻ em vùng cao đọc sách sau giờ học ở trường bán trú.
Trẻ em vùng cao đọc sách sau giờ học ở trường bán trú.

Sự mai một ngôn ngữ của dân tộc trong trường hợp như trên có thể hiểu như một sự tất yếu và mang tính bất khả kháng trong giao thoa văn hoá. Dẫu vậy, quá trình tiếp xúc nhiều vùng dân tộc cho thấy,  sự mai một ngôn ngữ trong lớp trẻ của một số tộc người còn được bắt nguồn từ những nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của việc nói tiếng mẹ đẻ. Thậm chí có cả những nhận thức lệch lạc như việc cho rằng, nếu con em mình nói tiếng dân tộc thường xuyên dễ dẫn đến hạn chế học tập hoặc gặp khó khăn khi hoà nhập với môi trường đô thị. Cũng có người khi giao tiếp đã cố tình không dùng tiếng của dân tộc mình vì sợ bị kỳ thị... Thực tế cuộc sống lại hoàn toàn không phải như vậy. Yên Bái hiện có rất nhiều người sinh ra trong vùng dân tộc thiểu số, ở vùng rừng núi hẻo lánh, khi ở nhà chủ yếu nói tiếng dân tộc nhưng khi học tập, công tác ở đô thị lại rất tiến bộ.

Việc giữ gìn ngôn ngữ của mỗi dân tộc nên hiểu rằng, đó không chỉ thuần tuý để giao tiếp mà còn là cách bảo tồn di sản văn hoá. Bởi vì, quá trình tiến hoá của con người phải trải qua hàng vạn năm mới sản sinh ra tiếng nói. Tiếng nói quy định rất nhiều đến thuộc tính văn hoá và đặc thù tâm sinh lý, cốt cách của mỗi tộc người. Tuy nhiên, đặc thù văn hoá của mỗi dân tộc lại không tồn tại đơn lẻ mà luôn có sự cọ xát, giao thoa để kích thích sự phát triển nền văn hoá Việt Nam đặc sắc và đa dạng.

Đi vào thực tế đời sống ta thấy rất rõ là, nếu trẻ em dân tộc thiểu số mai đây không còn nói tiếng dân tộc mình thì chắc chắn không thể duy trì được các làn điệu dân ca, kể những câu chuyện từ nghìn đời truyền lại bằng chính ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Hoặc là, việc thờ cúng tổ tiên vốn được coi là nét đẹp văn hoá của người Việt Nam, nhưng nếu không giữ được tiếng mẹ đẻ thì tất sẽ phải đọc văn tế tổ tiên bằng một thứ ngôn ngữ khác...Như vậy, ta có thể đi đến một nhận thức chung rằng, bảo vệ ngôn ngữ tộc người không chỉ là để giao tiếp mà nó còn mang ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hoá, bảo vệ cốt cách của mỗi dân tộc.

Trong các lĩnh vực công tác ở Yên Bái nói riêng và các tỉnh có đông dân tộc thiểu số nói chung, việc đội ngũ cán bộ công chức viên chức biết tiếng dân tộc có ý nghĩ hết sức quan trọng. Hiện nay không ít ngành có cán bộ cắm ở địa bàn cơ sở, nhưng vì không biết tiếng địa phương nên hiệu quả công tác thấp. Không biết tiếng địa phương sẽ rất khó nắm được diễn biến đời sống thực tế ở cơ sở, nên khi xảy ra những phức tạp ở cơ sở thì công tác xử lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn...Trong công tác tuyển dụng cán bộ cho vùng miền núi thường có một nội dung ưu tiên đó là “Ưu tiên người biết tiếng địa phương”. Có một số ngành như: giáo dục - đào tạo, thuế, lực lượng vũ trang...đã chú trọng việc dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, chiến sỹ của mình để nâng cao hiệu quả công tác. Mới đây thị xã Nghĩa Lộ còn tổ chức dạy cả chữ Thái cổ cho cán bộ địa phương là dân tộc Thái. Như vậy, đủ cho ta thấy việc bảo tồn ngôn ngữ tộc người và việc khuyến khích trẻ em nói tiếng dân tộc mình có một ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, mục tiêu chiến lược trong tương lai là giải quyết tốt nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ chuyên môn cao đối với vùng dân tộc thiểu số thì việc khuyến khích lớp trẻ nói tiếng dân tộc càng phải có sự nhìn nhận nghiêm túc hơn.

Để trẻ em hứng thú học tiếng dân tộc mình, trước hết các bậc ông bà, cha mẹ và những người thân phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa  của việc bảo tồn ngôn ngữ. Từ nhận thức đúng, chúng ta sẽ có cách hướng và khuyến khích trẻ. Chẳng hạn, tạo điều kiện cho trẻ em là người dân tộc thiểu số sống ở thành phố, thị xã, thị trấn thường xuyên có cơ hội giao tiếp với cộng đồng dân tộc mình. Ông bà, bố mẹ biết tiếng dân tộc thì dạy cho con cháu của mình. Người lớn tuổi có thể kể những câu chuyện dân gian bằng tiếng dân tộc mình  để tạo nguồn cảm hứng học tiếng cho các cháu. Các làng văn hoá cần phải có những cuộc thi cho trẻ hát, kể chuyện bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình...

Sơn Nam

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục