Mùa xuân đi lễ hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Việc đi lễ đầu Xuân trước đây quan niệm chỉ là của những người mê tín dị đoan hay những người chuyên kinh doanh làm ăn buôn bán có điều kiện kinh tế khá giả. Nhưng ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế của mỗi người đã được nâng lên thì việc đi lễ nhân dịp đầu Xuân năm mới đã trở thành một thói quen không thể thiếu của nhiều người không chỉ họ sống ở nông thôn hay thành thị.

Lễ dâng hương ở đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông huyện Trấn Yên.
(Ảnh: H.S)
Lễ dâng hương ở đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông huyện Trấn Yên. (Ảnh: H.S)

Đó cũng là một nét tâm linh mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nét văn hóa này được thể hiện rõ rệt khi mỗi độ Xuân về tết đến. Đó cũng là thể hiện sự kính trọng của mỗi người dân đối với đức Phật và những vị thánh thần. Không những thế, khi đi đền chùa mọi người còn có điều kiện để chiêm ngưỡng và hiểu thêm về lịch sử của quê hương đất nước.

Theo một thống kê chưa đầy đủ của ngành thương mại - du lịch Yên Bái thì những năm gần đây tỷ lệ người dân đi lễ, đi tham quan du lịch tâm linh tại các đền chùa trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngày một gia tăng. Sự đóng góp của nhân dân để xây dựng sửa sang đền chùa cũng ngày càng nhiều góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và quảng bá tiềm năng văn hóa du lịch tỉnh nhà. Theo đánh giá, việc đi lễ của nhân dân đều diễn ra lành mạnh đi vào nề nếp và không có vấn đề phức tạp nảy sinh.

Theo quan niệm, đi lễ cầu mong những điều ước vào dịp đầu Xuân thì những điều mong ước sẽ trở thành hiện thực mang lại nhiều may mắn cho bản thân và gia đình trong một năm mới. Có nhiều người đi lễ với lòng thành kính, lễ vật đơn giản gọn nhẹ. Song cũng có nhiều người còn mang nặng tư tưởng mê tín dị đoan cho rằng cần phải có những lễ nghi đầy đủ, nào lên đồng nhảy nhót, sắm những hình nhân người ngựa, vàng mã chất đầy ban thờ vừa tốn kém cho bản thân gia đình lại ảnh hưởng đến việc thực hiện lễ nghi của nhiều người xung quanh. Hy vọng rằng trong mùa lễ hội năm nay những hủ tục lạc hậu này sẽ được hạn chế để Yên Bái có một mùa lễ hội thật vui vẻ sinh động, thành kính, trang trọng và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Bích Thu

Các tin khác
Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Trấn Yên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tháng 10/2023. Ảnh minh họa

Mùa khô nắng nóng kéo dài cùng tác động của gió Lào, những cành cây, tán lá và những thảm thực vật khô ron, chỉ cần một hành vi vô trách nhiệm hoặc vô tình của con người, một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy nghiêm trọng. Vì vậy, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục