Chủ động giám sát và phòng chống dịch bệnh
- Cập nhật: Thứ năm, 15/3/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Xác định sự phức tạp của dịch bệnh trong khoảng thời gian giao mùa giữa đông xuân và xuân hè, ngay trong tháng cuối năm 2006, ngành y tế Yên Bái đã có công văn chỉ đạo các địa phương phòng chống dịch bệnh đông xuân, trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi 2007;
Giao mùa, trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. (Ảnh: Khám, xác định bệnh tại Khoa Lây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
|
phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết; củng cố ban chỉ đạo và đội phòng chống dịch bệnh; tổ chức tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ chuyên trách Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và phòng y tế các huyện, thị, thành phố. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã cử cán bộ giám sát triển khai kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các huyện: Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên; đẩy mạnh hoạt động giám sát các dịch bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, viêm não ở thành phố Yên Bái, bệnh cúm A/H5N1, bệnh nhân SARS tại Khoa Lây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, chưa phát hiện ổ dịch cúm gia cầm nào, không có bệnh nhân nghi mắc cúm A/H5N1.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, trong tháng 1 và 2 của năm 2007, toàn tỉnh có 111 trường hợp mắc hội chứng lỵ, 1.475 trường hợp mắc tiêu chảy, trên 3.400 trường hợp nhiễm cúm, hơn 40 trường hợp nhiễm bệnh thủy đậu và một số bệnh truyền nhiễm khác. Theo đánh giá của ông Phạm Văn Thành - Phó giám đốc Trung tâm thì : "Tình hình dịch bệnh trong thời gian qua tương đối ổn định và được khống chế. Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là tình hình bệnh dại tại Lục Yên đang có diễn biến phức tạp, đã có trên 300 người phải tiêm phòng và 3 trường hợp tử vong".
Tuy dịch bệnh tương đối ổn định, nhưng thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh có thể bùng phát và do tình hình bệnh phức tạp tại các địa phương trong cả nước nên chúng ta không được phép lơ là chủ quan. Với chức năng là cơ quan chuyên môn, ngành y tế cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát dịch; chủ động về thuốc, phương tiện, máy móc và hóa chất để có thể chống dịch khi cần thiết. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các địa phương cần quan tâm chỉ đạo nhân dân về các biện pháp phòng chống dịch, nhất là đối với dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng dịch bệnh trong nhân dân. Mỗi người dân cần tự ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng như: vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, ăn uống vệ sinh và đủ chất để tăng thể lực; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc... Khi mắc bệnh cần thông tin nhanh và có biện pháp cách ly, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế để bệnh không lây lan.
Nguyễn Đình
Các tin khác
YBĐT - Yên Bái là tỉnh có nhiều dân tộc chung sống và mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng chứ chưa phải lệ thuộc hoàn toàn tiếng nói của dân tộc khác khi giao tiếp. Tuy nhiên, hiện nay đang nảy sinh một thực tế ở một số dân tộc vì sống xen lẫn người Kinh nên đã dùng tiếng Kinh để giao tiếp là chính. Điều đó khiến cho con em họ, nhất là các cháu đang là học sinh phổ thông không dùng, ít dùng thậm chí không biết tiếng mẹ đẻ.
YBĐT - Chuyện này liên quan đến một vấn đề đã có một thời gian được coi là không nhỏ. Nó đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của người dân thành phố Yên Bái và các địa phương khác trong tỉnh. Đó là vấn đề khơi thông dòng chảy. Chuyện lớn thật! Nhưng lại bắt đầu từ ý thức và những hành vi rất nhỏ trong sinh hoạt của mỗi người dân - chuyện xả rác.
YBĐT - Văn Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái có tốc độ phát triển kinh tế- xã hội khá nhanh trong thời kỳ đổi mới. Đời sống của nhân dân trong huyện được cải thiện hơn rất nhiều so với những năm trước đây.
YBĐT - Việc đi lễ đầu Xuân trước đây quan niệm chỉ là của những người mê tín dị đoan hay những người chuyên kinh doanh làm ăn buôn bán có điều kiện kinh tế khá giả. Nhưng ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế của mỗi người đã được nâng lên thì việc đi lễ nhân dịp đầu Xuân năm mới đã trở thành một thói quen không thể thiếu của nhiều người không chỉ họ sống ở nông thôn hay thành thị.