LĐLĐ tỉnh Yên Bái: Đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động giúp sức cho doanh nghiệp phát triển

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/3/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm qua, với cơ chế chính sách của tỉnh Yên Bái đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Từ đó đặt ra cho công đoàn các cấp không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các doanh nghiệp.

Công ty Cơ khí - Xây lắp công nghiệp Yên Bái luôn làm tốt công tác  bảo hộ lao động, người lao động yên tâm sản xuất. (Ảnh: Thanh Phúc)
Công ty Cơ khí - Xây lắp công nghiệp Yên Bái luôn làm tốt công tác bảo hộ lao động, người lao động yên tâm sản xuất. (Ảnh: Thanh Phúc)

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 65 doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần thuộc tỉnh và Trung ương quản lý với trên 25.000 CNLĐ; công đoàn ngoài quốc doanh có 38 doanh nghiệp, với trên 2.500 CNLĐ. Cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, CĐCS đã phối hợp với chuyên môn, thường xuyên quan tâm đến công tác bảo hộ lao động (BHLĐ), nhằm phát huy nhân tố con người, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu "An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn", năm qua, LĐLĐ tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai Pháp luật Bảo hộ lao động (BHLĐ) và Luật Phòng cháy chữa cháy tới các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh đã ký phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Công an về công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Theo đó, LĐLĐ tỉnh tổ chức 16 lớp tập huấn cho 853 cán bộ công đoàn các cấp, trong đó có nội dung thực hiện Nghị quyết 5b của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác BHLĐ và nghiệp vụ hoạt động của Hội đồng BHLĐ trong doanh nghiệp; phối hợp với liên ngành tổ chức 15 lớp tập huấn về quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn và nghiệp vụ an toàn vệ sinh viên cho 589 CNLĐ ở các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động như: khai thác, vận chuyển đá, thi công cầu đường, chế biến lâm sản... Mặt khác, LĐLĐ tỉnh còn chỉ đạo công đoàn ngành giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi cấp cơ sở, đem lại hiệu quả thiết thực. LĐLĐ tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ, đỉnh cao là phong trào "Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động" và tổ chức mít tinh, diễu hành hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ". Để mở rộng đối tượng tuyên truyền, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Báo Yên Bái, Đài PT-TH tỉnh hàng tháng đều có tin, bài, phóng sự phản ánh những điển hình tiên tiến và giải đáp kiến thức về Pháp luật BHLĐ, đồng thời cũng phê phán những cơ sở chưa làm tốt. Năm 2006, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Ban BHLĐ Tổng Liên đoàn và các ngành chức năng của tỉnh tổ chức 2 đợt kiểm tra công tác BHLĐ tại 25 doanh nghiệp, trong đó có 21 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Qua kiểm tra đã tư vấn cho các doanh nghiệp nhận thức về Pháp luật BHLĐ; có 21 kiến nghị yêu cầu người sử dụng lao động cần thành lập Hội đồng BHLĐ, huấn luyện quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn khi tuyển dụng lao động và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Với những nỗ lực hoạt động từ LĐLĐ tỉnh tới CĐCS, năm qua, công tác BHLĐ trong các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, đều thành lập Hội đồng BHLĐ và mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả. Phong trào lao động giỏi - lao động sáng tạo đã có 36 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp còn đầu tư hàng tỷ đồng đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng, "Góc văn hóa an toàn", tiêu biểu như Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty Chế biến Lâm - nông sản thực phẩm, Công ty TNHH Hồng Hà... Tổng kết 10 năm phong trào "Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động", có 26 tập thể, cá nhân được Tổng Liên đoàn và LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen.

Tuy nhiên, những nỗ lực hoạt động công đoàn trong công tác BHLĐ vẫn chưa làm xoay chuyển "sức ỳ" về nhận thức của một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đã bất chấp pháp luật về BHLĐ, do đó khi tuyển dụng và sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn cho người lao động. Công tác vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm, một bộ phận CNLĐ vẫn phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc và trong môi trường nóng, ồn, bụi... quá giới hạn cho phép, khó tránh khỏi tai nạn lao động. Để khắc phục những bất cập nêu trên, trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là: LĐLĐ tỉnh vừa chủ động vừa phối hợp với các ngành chức năng để có nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CNVC-LĐ và người sử dụng lao động về Pháp luật BHLĐ và Chương trình quốc gia về BHLĐ, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010.

Hai là: Tập trung chỉ đạo công đoàn các cấp phối hợp với chuyên môn, chính quyền đồng cấp triển khai thực hiện Nghị quyết 5b của BCH Tổng Liên đoàn về công tác BHLĐ. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả phong trào "Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động" và hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ" trong các loại hình doanh nghiệp.

Ba là: Động viên, khuyến khích CNVC-LĐ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và bảo vệ môi trường; coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến.

Bốn là: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn để phát triển đoàn viên và CĐCS, thực hiện có hiệu quả vai trò công đoàn đại diện kiểm tra, giám sát, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho CNVC-LĐ về Pháp luật BHLĐ.

Phí Quang Thái

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục