Hưởng ứng Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8) và Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam

Sẻ chia nỗi đau da cam

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/8/2023 | 7:46:23 AM

YênBái - Đã hơn 50 năm sau lần cuối cùng quân đội Mỹ thực hiện các chuyến bay rải chất độc hóa học xuống miền Nam Việt Nam. Song, di chứng chất độc da cam vẫn truyền từ đời này sang đời khác, gây ra bao nỗi đau cho các gia đình. Thấu hiểu những mất mát thiệt thòi đó, trong suốt những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của tỉnh Yên Bái đã nỗ lực chung tay giúp đỡ những nạn nhân vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Chăm sóc người bị nhiễm chất độc cam thế hệ thứ 2 tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh.
Chăm sóc người bị nhiễm chất độc cam thế hệ thứ 2 tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 1.181 người bị nhiễm chất độc hóa học, trong đó có 677 người trực tiếp tham gia kháng chiến và 504 con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học; 62 trường hợp là thế hệ thứ 3 bị phơi nhiễm chất độc. Đây là những người đang được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, họ đều suy giảm khả năng lao động.

Thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”, cùng với tinh thần "Đoàn kết - Nghĩa tình - Trách nhiệm vì nạn nhân chất độc da cam”, thời gian qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam 10/8 hàng năm, qua đó khơi dậy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc "Uống nước nhớ nguồn”, "Đền ơn đáp nghĩa”. 


Đậm nét là tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam trên địa bàn. Tỉnh đã trao 1.182 suất quà trị giá trên 360 triệu đồng; hỗ trợ số tiền trị giá 800 triệu đồng làm nhà ở cho 20 hộ gia đình là nạn nhân chất độc da cam/dioxin. 

Các phong trào, chương trình hoạt động từ thiện, nhân đạo như chương trình nhắn tin từ thiện thu hút được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân và hội viên tham gia, đã có 1.233 tin nhắn được thực hiện với trị giá trên 24,6 triệu đồng; tổ chức xin chữ ký ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân; tổ chức vinh danh, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những tấm lòng nhân hậu, có nhiều thành tích xây dựng, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ, hỗ trợ người có công, nạn nhân chất độc da cam/dioxin giai đoạn 2017 - 2022... 

Cùng với đó, ngoài chế độ trợ cấp hàng tháng của Nhà nước, tỉnh đã vận động các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức phong phú, thiết thực hỗ trợ nạn nhân vay vốn sản xuất, khám chữa bệnh, tặng sổ tiết kiệm... Tỉnh hội, huyện hội và các xã, phường, thị trấn đều xây dựng được Quỹ "Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin”. 

Từ nguồn quỹ này đã góp phần hỗ trợ, động viên kịp thời tinh thần, vật chất, sinh kế, chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng. 

Có thể khẳng định, sự hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với những cống hiến, hy sinh của những người phơi nhiễm chất độc hóa học. Dẫu thế, vẫn còn nhiều người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước bị phơi nhiễm chất độc hóa học vì nhiều lý do vẫn chưa được hưởng chế độ, vẫn hàng ngày phải vật lộn với cuộc sống. 

Để chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, các cấp các ngành trong tỉnh cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học. 

Cùng với đó là hoàn thiện, ban hành chính sách, chế độ hỗ trợ phù hợp để những người đã tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm và thế hệ sau bị ảnh hưởng di chứng được hưởng chế độ; tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động các nguồn lực cũng như công tác chăm sóc sức khỏe nạn nhân tại cộng đồng và gia đình; vận động hỗ trợ khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ tiền xây nhà mới, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, cấp học bổng, hỗ trợ khó khăn, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình bị phơi nhiễm chất độc hóa học có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Thanh Tân

Tags Vì nạn nhân chất độc da cam tháng hành động nạn nhân

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục