Quan tâm đảm bảo an ninh nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2024 | 7:29:29 AM

YênBái - An ninh nông thôn nằm trong chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia, nơi có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, đặc biệt là trình độ dân trí thấp, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống… Vì vậy, khu vực nông thôn dễ phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự (ANTT), đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là lực lượng công an phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Người dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế cho lực lượng chức năng.
Người dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tự nguyện giao nộp vũ khí tự chế cho lực lượng chức năng.

Trên lĩnh vực an ninh, địa bàn nông thôn là trọng điểm tấn công của các thế lực phản động, thù địch, chúng tuyên truyền, kích động lôi kéo đồng bào với các chiêu bài như: dân tộc, tôn giáo… 

Trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, khu vực nông thôn vẫn tồn tại nhiều loại hình tội phạm như: trộm cắp, ma túy, đặc biệt là trồng, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy diễn ra ở vùng đồng bào Mông tại một số địa phương khu vực Tây Bắc, các đối tượng tội phạm như: cờ bạc, ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… đã có dấu hiệu gia tăng tại khu vực nông thôn nhằm lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu cảnh giác, sự thật thà của bà con nhân dân để hoạt động. Khu vực nông thôn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khác như: không chấp hành pháp luật về giao thông; tệ nạn uống rượu, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các hủ tục khác; tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc, khu dân cư…

Đứng trước những vấn đề nói trên, Đảng, Chính phủ, lực lượng công an đã đề ra nhiều giải pháp tích cực nhằm đảm bảo ANTT khu vực nông thôn như: đưa lực lượng công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh công an xã, củng cố lực lượng công an bán chuyên trách; đẩy mạnh xây dựng Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… Ban đầu đã thu được những kết quả rất tích cực.

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, 100% số xã đã có lực lượng công an chính quy, được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác và chiến đấu; mỗi thôn, bản có 1 công an bán chuyên trách, được tuyển lựa kỹ lưỡng, được đào tạo, huấn luyện cơ bản, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm. Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được xây dựng và phát triển sâu rộng. 

Đặc biệt, toàn tỉnh hiện nay duy trì hơn 1.200 mô hình về ANTT phát huy hiệu quả; trong đó có mô hình "Liên kết đảm bảo ANTT khu vực giáp ranh” ở xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên được Bộ Công an và Công an tỉnh thông báo nhân rộng ra toàn quốc. Các tổ bảo vệ, tổ tự quản, tổ hòa giải ở cơ sở với hàng nghìn thành viên hoạt động hoàn toàn tự nguyện, tự giác nhưng phát huy hiệu quả rất tích cực tại địa bàn cơ sở, phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng và giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc. 

Thông qua công tác tuyên truyền vận động, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã nâng cao nhận thức pháp luật, nắm được âm mưu, thủ đoạn của các loại tội phạm, từ đó đề cao cảnh giác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm, kịp thời cung cấp cho lực lượng công an hàng nghìn nguồn tin có giá trị mỗi năm, giúp lực lượng công an ngăn chặn, xử lý, bắt giữ tội phạm… 

Công tác đảm bảo ANTT tại khu vực nông thôn vừa là mục tiêu vừa là giải pháp trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới - một chương trình lớn, được nhân dân đồng tình ủng hộ và thu được những kết quả rất tích cực. Thượng tá Chu Văn Hải - Trưởng phòng Tham mưu, Công an tỉnh cho biết: "Qua đánh giá cho thấy, trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí 19.2 - tiêu chí về ANTT luôn là một trong những tiêu chí mà các xã đạt được đầu tiên và ra sức phấn đấu duy trì, thực hiện, coi đó vừa là mục tiêu vừa là giải pháp trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. An ninh có tốt thì bà con mới yên tâm làm ăn, mới đoàn kết phấn đấu”.

Có thể nói, an ninh nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm qua luôn được đảm bảo và giữ vững. Tuy nhiên, địa bàn nông thôn vẫn tồn tại những vấn đề phức tạp liên quan đến ANTT. Đứng trước vấn đề này, Đảng, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền và lực lượng công an cần có những biện pháp hữu hiệu hơn. Đặc biệt, cần triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống nhân dân, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. 

Cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo công tác đảm bảo ANTT; lực lượng công an triển khai các biện pháp nghiệp vụ, sát dân, gần cơ sở hơn nữa nhằm nắm bắt tình hình, chủ động phương án phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm. Tiếp tục đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; trong đó, đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết, chung sức, đồng lòng phát triển kinh tế - xã hội, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và tích cực phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, vì sự bình yên của cuộc sống.

Lê Phiên

Tags an ninh nông thôn

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục