Giáo dục lý tưởng cách mạng và lối sống cho thanh niên: Nhiệm vụ cấp bách trong thời đại mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/9/2024 | 9:12:28 AM

YênBái - Cùng với việc giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục lối sống văn minh, đạo đức cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà các tổ chức Đoàn đang nỗ lực thực hiện. Tinh thần yêu lao động, truyền thống hiếu học, sự sáng tạo và ý thức tự giác là những giá trị cốt lõi mà thanh niên cần được bồi đắp.

Thanh niên xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn tham gia làm đường nông thôn.
Thanh niên xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn tham gia làm đường nông thôn.

Thực tế cho thấy, giáo dục lý tưởng cách mạng (LTCM) cho thanh niên không đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là quá trình khơi dậy trong họ tinh thần yêu nước, ý chí phấn đấu và khát vọng xây dựng một đất nước phát triển toàn diện. Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. 

Người khẳng định rằng, Đảng cần phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người vừa "hồng", vừa "chuyên", có nghĩa là vừa có đạo đức cách mạng vừa có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Điều này, không chỉ giúp thanh niên có đủ năng lực để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, mà còn bảo đảm rằng họ sẽ là những công dân gương mẫu, sẵn sàng cống hiến hết mình vì lợi ích chung của đất nước. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò đặc biệt của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước. Theo Người, việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phải được coi trọng hàng đầu, không chỉ nhằm mục tiêu phát triển tri thức mà còn đặc biệt là trau dồi đạo đức cách mạng và lối sống văn minh. Người đã từng nói: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

Nhận thức được tầm quan trọng này, những năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã không ngừng đổi mới công tác giáo dục LTCM cho thế hệ trẻ. 

Tại Yên Bái, các hoạt động giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng; từ đó, nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) về vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục LTCM, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030" đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các tổ chức Đoàn.


Cùng với việc giáo dục LTCM, giáo dục lối sống văn minh, đạo đức cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà các tổ chức Đoàn đang nỗ lực thực hiện. Tinh thần yêu lao động, truyền thống hiếu học, sự sáng tạo và ý thức tự giác là những giá trị cốt lõi mà thanh niên cần được bồi đắp. Các cấp bộ Đoàn tại Yên Bái đã triển khai nhiều mô hình phong phú nhằm giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên, tiêu biểu như sổ "Nhật ký làm theo lời Bác”; tủ sách thanh niên học tập và làm theo Bác hay các mô hình Chi đoàn "Ba không”, "Bốn không”, "Năm không”. Những hoạt động này không chỉ giúp thanh niên rèn luyện bản thân, mà còn khơi dậy trong họ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. 

Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt truyền thống tại các địa chỉ đỏ, khu di tích gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục cho thanh niên về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. Những hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ, tri ân các thế hệ đi trước, mà còn là dịp để thanh niên học hỏi, noi gương và tự hào về lịch sử dân tộc, từ đó tiếp thêm động lực để họ phấn đấu trong học tập và rèn luyện. 

Giáo dục pháp luật và kỹ năng sống là một khía cạnh không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện cho thanh niên. Để thế hệ trẻ có thể trở thành những công dân có trách nhiệm, sống và làm việc theo pháp luật, các tổ chức Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật. 

Thông qua các hoạt động tuyên truyền trực quan, sinh động về Luật Thanh niên, Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước..., thanh niên đã được trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình và cộng đồng. Đồng thời, các hoạt động này cũng góp phần hình thành nếp sống văn hóa, ý thức tuân thủ pháp luật trong đoàn viên, thanh niên. 

Mạng xã hội, với sức lan tỏa mạnh mẽ cũng đã trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả mà các tổ chức Đoàn tại Yên Bái đã khai thác triệt để. Thông qua các fanpage, trang web chính thức, Đoàn đã truyền tải hàng trăm tin bài mỗi tháng với nội dung phong phú từ tuyên truyền các hoạt động Đoàn - Hội - Đội đến quảng bá vẻ đẹp đất và người Yên Bái cũng như đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp" đã tạo ra một trào lưu tích cực trên mạng xã hội, góp phần định hướng giá trị sống, nhân cách và tư tưởng cho thanh thiếu niên.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng công tác giáo dục LTCM, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ vẫn đối mặt với không ít thách thức. Một bộ phận thanh niên vẫn còn thiếu chí hướng, chưa hiểu biết đầy đủ về truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc. Một số khác lại lười lao động, ngại khó, ngại khổ, chưa thực sự làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với gia đình, địa phương và xã hội... 

Đây là những thực trạng đáng lo ngại, đòi hỏi các tổ chức Đoàn phải tiếp tục nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Yên Bái đã xác định rõ rằng, giáo dục LTCM, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, phải được thực hiện liên tục và lâu dài. Thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cần tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Tỉnh ủy trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với các nội dung của Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, LTCM cho thanh thiếu niên. 

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị cho thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ Đoàn, Hội, Đội và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Ngoài ra, việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho thanh niên rèn luyện, trưởng thành. Công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng giúp thanh niên có động lực phấn đấu từ sớm, trở thành những người công dân có ích, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của đất nước. 

Anh Dũng

Các tin khác
Thi công tại Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái. Ảnh minh họa

Các dự án, công trình lớn, trọng điểm là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên diện mạo mới và sức sống mới của địa phương. Vì vậy, các sở, ngành, chủ đầu tư cần tập trung giải quyết khó khăn để triển khai thi công các công trình, dự án đạt tiến độ theo yêu cầu đề ra…

Cán bộ công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn kiểm tra thiết bị phòng cháy tại phân xưởng xản xuất.

Mới đây, Công an tỉnh Yên Bái vừa công khai danh sách các doanh nghiệp không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Theo đó, các đơn vị doanh nghiệp vi phạm có hầu hết ở các địa phương trong tỉnh như: Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên… và thành phố Yên Bái. Đáng suy nghĩ, trong danh sách 10 doanh nghiệp mà Công an tỉnh công bố đều là những đơn vị, doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động lâu năm.

Đoàn viên thanh niên Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh hỗ trợ người dân thôn Khe Trang, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn xây cầu dân sinh.

60 năm trước, trong bối cảnh cả nước có chiến tranh, thực hiện Chỉ thị của Đảng và lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9/8/1964, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội đã phát động Phong trào "Ba sẵn sàng" trong đoàn viên và thanh niên (ĐVTN): “Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm; Sẵn sàng khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác học tập trong bất kỳ tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào và làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.

Người dân đăng ký làm các thủ tục hành chính về đất đai tại Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Yên Bái.

Thực tiễn cho thấy rất nhiều hộ gia đình ở thành phố, thị xã, thị trấn đang dôi dư từ vài chục đến cả trăm mét vuông đất trong khuôn viên của gia đình mình, diện tích đất dôi dư này thuộc loại đất vườn tạp, đất trồng cây lâm nghiệp… mà không phải đất ở đô thị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục