Phòng chống HIV/AIDS ở thị xã Nghĩa Lộ: Những bất cập về cơ chế

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ khi được tách ra theo Quyết định 50/QĐ-UBND ngày 23/01/2006 của UBND tỉnh, thì chỉ một lần Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) được biết thông tin và tiếp cận với 33 người nhiễm HIV qua danh sách từ TTYTDP tỉnh gửi vào quý III/2006 và một số ít đối tượng căn cứ vào kết quả xét nghiệm từ các trại giam, Trung tâm Cai nghiện gửi thông báo để TTYTDP đưa vào diện quản lý tại cơ sở.

Hoạt động câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS cơ sở là nòng cốt trong phòng chống lây nhiễm.
Hoạt động câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS cơ sở là nòng cốt trong phòng chống lây nhiễm.

Bất cập là ở chỗ, 218 người nhiễm HIV của TXNL được Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS lập danh sách quản lý, cho đến giờ, TTYTDP thị xã là cơ quan chuyên môn và đang thực hiện Dự án phòng chống HIV/AIDS không biết là những ai, đến nay có bao nhiêu người đã chết hay chuyển đi? Những số liệu này không được TTYTDP tỉnh cung cấp!

Trong những năm qua, công việc chính của các TTYTDP chủ yếu là thông tin, giáo dục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và đưa các dịch vụ cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm sạch miễn phí cho các đối tượng mắc tệ nạn xã hội; còn việc quản lý, điều trị là không thể, nếu có cũng chỉ là con số hạn chế.

Vì vậy, việc lập bản đồ địa dư xã hội các nhóm HIV/AIDS để đẩy mạnh các hoạt động can thiệp, làm giảm nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn theo yêu cầu của Dự án không thể thực hiện được, đồng nghĩa với việc không thể kiểm soát được tình trạng gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn và khu vực. Được biết Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội khóa XI thông qua, trong đó có nêu: "Những cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS được biết danh sách các đối tượng bị nhiễm HIV đảm bảo cho việc theo dõi và quản lý những đối tượng trên địa bàn mình quản lý". Không biết TTYTDP tỉnh Yên Bái có biết không, hay là quên không gửi?

Một trở ngại đối với công tác phòng chống HIV/AIDS ở TXNL, đó là TTYTDP hiện nay không có phòng xét nghiệm HIV cho những trường hợp bị nghi nhiễm HIV, chỉ có phòng xét nghiệm HIV được xây dựng tại huyện Văn Chấn; các bệnh nhân nghi nhiễm HIV ở các huyện thị trong khu vực ít có điều kiện được hưởng chế độ kiểm tra xét nghiệm miễn phí. Y sỹ Hoàng Thị Tùy - Thư ký chương trình phòng chống HIV/AIDS của TTYTDP thị xã cho biết: "Chỉ làm xét nghiệm tự nguyện và tư vấn cho những người nghi nhiễm HIV về kiến thức cách phòng tránh lây nhiễm, nhận biết những triệu chứng ban đầu và hướng dẫn giới thiệu cho họ tới TTYTDP huyện Văn Chấn và TTYTDP tỉnh để xét nghiệm, nhưng phần lớn những người này là người dân nghèo, họ không đi vì không có tiền và nơi xét nghiệm ở quá xa. Một lần nữa, việc phát hiện và quản lý bệnh nhân nhiễm HIV không thực hiện được! Ngoài ra, theo quy định của TTYTDP tỉnh, kháng thể của người nhiễm HIV ở mức TCD4.200 trở xuống mới được điều trị, như vậy TTYTDP ở cơ sở không thể điều trị cho người bệnh nhiễm HIV có kết quả tốt được.

Chính xác là bao nhiêu người nhiễm HIV?

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hiện có 218 người nhiễm HIV, chiếm tỷ lệ 798/100.000 dân - là một trong những huyện, thị có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất trong tỉnh và đứng đầu bảng khu vực có tỷ lệ người nhiễm HIV trong cả nước...

Chúng tôi đặt câu hỏi này với Giám đốc TTYTDP thị xã Nghĩa Lộ thì nhận được cái lắc đầu và khi tìm hiểu thì chúng tôi hiểu phần nào về cái lắc đầu của ông giám đốc. Tại phường Cầu Thia, chị Dương Thu Hà - cộng tác viên tham gia quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS ở cơ sở cho biết: "Trên địa bàn đang quản lý 2 người bị nhiễm HIV và 2 trường hợp nghi nhiễm đang xét nghiệm tại Hà Nội, còn việc họ có chịu đưa kết quả xét nghiệm hay không thì chúng tôi không thể biết được! Vì không có phòng xét nghiệm tại TXNL, nên năm 2006, 3 đối tượng nghiện ma túy bị chết và có biểu hiện nghi nhiễm HIV nhưng không thể xác định do không được đi xét nghiệm. Tại xã Nghĩa An, ông chủ tịch xã cho biết có 8 người nghiện ma túy được trả về từ các trung tâm cai nghiện và có thông báo bị nhiễm HIV (tất cả đều đã có gia đình, hiện chưa xác định được vợ và con có bị lây nhiễm hay không, đã có hai người tử vong, vợ con đi đâu không rõ)…

Tại xã Nghĩa Lợi, chỉ một bản đã có hai trường hợp chồng lây nhiễm sang vợ và đã có một trẻ sinh ra trong thời gian bố mẹ bị nhiễm HIV. Bức xúc hơn là ở phường Pú Trạng, theo chị Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Hội Phụ nữ thì có hai trong ba phụ nữ nhiễm HIV đã bỏ đi. Cụ thể, chị Nguyễn Thị H sau khi chồng chết do nghiện và nhiễm HIV, cả hai mẹ con được Bệnh viện Đa khoa TXNL xét nghiệm và xác định nhiễm HIV, cháu bé đã chết sau 7 tháng sinh, hiện chị H bỏ đi đâu không rõ; chị Hà Thị A, cư trú tại tổ 7, sau khi chồng chết do nhiễm HIV và bị gia đình nhà chồng ngược đãi, xua đuổi, tâm lý suy sụp đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ, nay đi đâu cũng không ai biết… Tất cả những trường hợp nêu ở trên đều không nằm trong danh sách quản lý của TTYTDP thị xã hay bất cứ cơ quan chức năng nào.

Cứ tính theo thực tế này thì số người nhiễm HIV mà TTYTDP thị xã không quản lý được sẽ là bao nhiêu?

Nhật Thanh

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh gặp gỡ, ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vậy đã 49 năm trôi qua. Hào khí oanh liệt của cuộc chiến tranh thống nhất non sông về một mối mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với mốc son ngày 30/4 không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục