Thành phố Yên Bái

Bảo hiểm y tế tự nguyện còn nhiều khó khăn

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2007, thành phố tiếp tục thực hiện Thông tư số 22 của Bộ Y tế- Tài chính, song, có văn bản hướng dẫn thay đổi mức đóng bảo hiểm tế cho một người dân thành thị là 160 ngàn đồng, nông thôn 130 ngàn đồng và học sinh sinh viên là 50 ngàn đồng.

Từ tháng 4 năm 2007, triển khai thực hiện thông tư số 06 của Bộ Y tế- Tài chính, từ 1/7/2007 quy định mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN) cho một người dân ở thành thị là 280.000đ, nông thôn 180.000đ, học sinh- sinh viên thành thị 70.000đ, học sinh nông thôn 50.000đ. Trong một thời gian ngắn mà quy định mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện thay đổi như vậy đã ảnh hưởng đến việc triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn.

Bà Đặng Thị Bình - Giám đốc BHXH thành phố Yên Bái cho biết: "Thông tư liên tịch số 06/2007 TTLT- BYT-BTC được triển khai đầy đủ, Ban chỉ đạo thành phố đến các xã, phường được thành lập và đi vào hoạt động với sự tham gia tích cực của các ngành thành viên và sự phối hợp của UBND các xã, phường trong việc khảo sát số đối tượng trên địa bàn, vận động các hộ gia đình tham gia BHYTTN...".

Sau 4 tháng triển khai, thành phố có 8/11 xã phường tham gia BHYTTN hộ gia đình phát hành được 1.567 thẻ, nhiều đơn vị ở thành phố làm khá tốt như: xã Nam Cường , phường Nguyễn Thái Học, xã Minh Bảo... Tuy nhiên, theo các đại lý thu BHYTTN ở các cơ sở thì quy định tỷ lệ 100% thành viên trong gia đình và 10 % số hộ trong xã, phường tham gia và áp dụng mức phí bảo hiểm theo Thông tư 06 là rất khó. Theo quy định của Thông tư  phải đủ 10% hộ dân trong xã, phường là chưa hợp lý, như 100% số người trong một hộ gia đình đăng ký mua thẻ BHYTTN nhưng phải chờ đến khi đủ 10% số hộ trong xã phường tham gia mới được phát thẻ là gây khó khăn cho người dân.

Thành phố vẫn còn 3 đơn vị là phường Đồng Tâm, xã Tân Thịnh, phường Hồng Hà không phát hành được thẻ BHYT tự nguyện vì chưa đủ điều kiện triển khai theo quy định số thành viên và số hộ trên địa bàn tham gia, mặc dù tích cực tuyên truyền vận động... Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 11.161 người thuộc đối tượng thuộc diện vận động tham gia BHYTTN. Trong khi đó, 10 tháng năm 2007 mới có 2.979 người tham gia (theo Thông tư 22 và 06).

Như vậy, tiềm năng đối tượng tham gia BHYTTN của thành phố là rất lớn. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy công tác này vẫn còn những khó khăn nhất định: việc phối hợp tuyên truyền giữa BHXH với các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể chưa thực sự chặt chẽ; một số ngành chức năng chưa làm tốt vai trò tham mưu, lãnh đạo chỉ đạo trong tổ chức triển khai và thực hiện nhiệm vụ công tác BHYTTN trong hệ thống của mình. Mặt khác, nhận thức của người dân về ý nghĩa quyền lợi và tầm quan trọng của công tác BHYTTN để xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân trước sức khoẻ cộng động còn hạn chế; tâm lý người dân ngại mua BHYTTN vì khi sử dụng thẻ này tại các cơ sở y tế công lập chưa được chăm sóc chu đáo. Thêm vào đó chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ tại một số cơ sở y tế chưa cao làm ảnh hưởng lòng tin của nhân dân. Thành phố Yên Bái là nơi có nhiều cơ sở, trung tâm khám chữa bệnh.

Người dân hoàn toàn có thể tuỳ thích lựa chọn cho mình một địa chỉ và phương thức chăm sóc sức khoẻ, vì thế, không mấy mặn mà với BHYTTN. Đáng ngại hơn là có khá nhiều đối tượng không muốn mua lại BHYTTN vì khả năng thu nhập kinh tế gia đình thấp.

Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước mang tính chất nhân đạo và cộng đồng sâu sắc vì thế cần làm tốt cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

P.V 

 

Các tin khác
Học trên lớp chưa đủ...

YBĐT - Mấy năm gần đây, cuộc sống có nhiều đổi thay, phát triển, giáo dục - đầu tư được coi trọng. Các gia đình quan tâm hơn đến việc học hành của con em. Đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, chứng kiến sự học của học sinh ngày nay mới thấy vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó có vấn đề "tự học" của các em.

Cán bộ Trung tâm y tế dự phòng Yên Bái là xét nghiệm.

YBĐT - Tuy chưa phát hiện ca bệnh nào song Yên Bái đã có nhiều động thái chủ động phòng, chống dịch. Nguy cơ dịch tiêu chảy cấp luôn hiện hữu bởi người dân vẫn còn rất chủ quan và thờ ơ.

Phụ nữ dân tộc Mông xã Suối Giàng (Văn Chấn) tìm hiểu kiến thức về DS-SKSS. (Ảnh: Phương Đông)

YBĐT - Ngày nay, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của đời sống kinh tế, xã hội, việc tiếp cận các hình thức học tập, vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa đã tác động tích cực đến tư duy, nhận thức của tuổi vị thành niên. Song cũng nảy sinh nhiều tiêu cực trong suy nghĩ và tình cảm của các em. Đặc biệt, đối với tuổi vị thành niên - lứa tuổi các em "không còn là trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn", các em sẽ gặp rất nhiều những khó khăn và lúng túng, nhất là những vướng mắc thầm kín trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản.

Cán bộ Trung tâm Nội tiết tỉnh lấy máu xét nghiệm kiểm tra bệnh đái tháo đường cho người dân. (Ảnh Ngọc Sơn)

YBĐT - Tỉnh Yên Bái trước đây có rất ít người mắc và biết về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nhưng đến nay bệnh đang gõ cửa nhiều nhà, mọi khu phố, thôn bản của các xã, phường. Tại thành phố Yên Bái, đã có trên 5% số người lứa tuổi 30 mắc bệnh ĐTĐ. Tỉ lệ này tăng 1% mỗi năm và xuất hiện nhiều hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục