Phát triển y tế cơ sở: Cần có giải pháp, chính sách phù hợp
- Cập nhật: Thứ năm, 3/1/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Nói đến YTCS là nói đến người dân, những người ít có điều kiện được chăm sóc sức khỏe, ít có kiến thức về sức khỏe để bảo vệ bản thân.
Cán bộ y tế tẩm màn phòng chống sốt rét cho nhân dân tại cơ sở.(Ảnh: Thanh Thế)
|
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều năm qua, các chính sách ưu tiên và đãi ngộ đối với công tác y tế cơ sở (YTCS) đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn.
Việc củng cố và quan tâm phát triển màng lưới YTCS giúp họ được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để họ có quyền bình đẳng trong khám chữa bệnh. Có như vậy, ý kiến, tiếng nói của người dân về nhu cầu trong khám chữa bệnh mới được bộc lộ. Từ mối quan hệ giữa các cấp có liên quan trong ngành, YTCS sẽ thu nhận mọi yêu cầu của người dân để đề xuất lên cấp trên. Thông qua nhịp nối này mà công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân mới thực sự hoàn chỉnh từ khâu dự phòng đến khâu điều trị.
Hiện nay, tỷ lệ nông dân của tỉnh chiếm đến 90%, chính vì lẽ đó họ càng cần được quan tâm tới sức khỏe và được hưởng những điều kiện tối thiểu cho chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, việc hướng y tế về cơ sở là thể hiện đúng chính sách, quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước ta, trong đó ngành y tế là chủ chốt để thực hiện nhiệm vụ này.
Trong chính sách y tế Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XXI, Bộ Y tế đã đưa ra những chính sách y tế dựa vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đó là: tập trung vào việc phát triển năng lực hệ thống, đưa dịch vụ có chất lượng đến gần dân, trong đó tiếp tục củng cố YTCS; bảo đảm cung cấp thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế cho vùng sâu, vùng xa; giải quyết thỏa đáng mối quan hệ phổ cập và chuyên sâu; bảo đảm cho người dân được hưởng dịch vụ y tế qua việc bao cấp cho người nghèo...
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc người dân ở mọi lúc, mọi nơi đều có thể hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là điều họ mong muốn. YTCS phát triển có nghĩa là khi ốm đau hay bệnh tật, người dân không phải tốn kém trong chi phí đi lại để khám chữa bệnh và mua thuốc, từ đó tiết kiệm được nhân lực cho các chương trình sức khỏe khác. Đưa y tế về gần dân và đưa bác sĩ trẻ tình nguyện đến những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để khám, chữa bệnh cho người dân là việc chúng ta tiếp cận với môi trường sống của họ, tìm hiểu những nguyên do của các căn bệnh, từ đó có biện pháp dự phòng và điều trị hiệu quả.
Và những cán bộ y tế phải là những người sát dân để tuyên truyền, giáo dục và vận động họ trong việc thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe... Nhờ đó, họ mới hiểu biết thêm về kiến thức chăm sóc sức khỏe, biết cách phòng tránh và chữa trị một số bệnh thông thường như: trồng cây thuốc nam tại nhà, giữ gìn vệ sinh cá nhân... để có một sức khỏe tốt. Nếu chúng ta làm tốt điều đó thì hoạt động của y tế tuyến trên mới giảm tải, đồng thời tạo được niềm tin của người dân.
Phát triển và củng cố YTCS là nhiệm vụ của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của YTCS, chúng ta cần đào tạo lại cán bộ và nâng cao chuyên môn cho YTCS, đồng thời đầu tư đầy đủ trang thiết bị thiết yếu cho cơ sở và cần có chính sách đãi ngộ với màng lưới YTCS.
Song song, vấn đề y đức không được coi nhẹ. Người cán bộ YTCS cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kỹ năng y tế cộng đồng, có chuyên môn trong quản lý, làm việc nghiêm túc, tôn trọng người bệnh trong cách xưng hô và ứng xử, biết lắng nghe ý kiến đề đạt, nguyện vọng của nhân dân và nhất là có thái độ khéo léo, tế nhị, biết cảm thông, chia sẻ với người bệnh. Đặc biệt, YTCS cần chú trọng đến khâu phòng bệnh, vệ sinh môi trường, giáo dục sức khỏe cho nhân dân chứ không chỉ đơn thuần là khám chữa bệnh.
Mặt khác, YTCS hiện nay hầu hết phải kiêm nhiệm cho nên chất lượng chưa cao. Vì vậy, việc bổ sung thêm cán bộ cho YTCS, nhất là những cán bộ có chuyên môn là điều rất cần thiết. Có được như vậy, YTCS mới phát triển và làm tốt vai trò chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Việc đào tạo và phân cấp cán bộ y tế hiện còn gặp nhiều khó khăn, thiết nghĩ, ngành y tế cần có những giải pháp và chính sách phù hợp để YTCS có điều kiện tốt hơn trong công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân, đáp ứng mọi nhu cầu trong khám và điều trị của nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao.
Bích Thúy
Các tin khác
YBĐT - Những năm trước, nhắc đến Nghĩa Tâm, chúng ta thường biết đó là một vùng cam nổi tiếng của huyện Văn Chấn với nhiều loại cam ngon, mẫu mã đẹp được nhiều người ưa chuộng như: cam sành, cam sen, quýt lửa, cam chanh... Cam từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong xã. Tuy nhiên, cùng với thời gian, tiếng tăm của cam Nghĩa Tâm đang bị phai nhạt dần theo sự thoái hóa, già cỗi cả về năng suất, chất lượng các vườn cam.
YBĐT - Hình như đó là một quy luật, nên từ nhiều năm trở lại đây, cứ vào cuối năm là tình trạng chặt phá, khai thác, buôn bán gỗ rừng tự nhiên, cháy rừng lại nhiều hơn các thời điểm khác trong năm. Do vậy, vào thời điểm này các ngành chức năng ở các huyện, thị lại phải xây dựng nhiều phương án phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng, chống khai thác, buôn bán lâm sản một cách tích cực hơn.
YBĐT - Người ta thường nói: “Bẩn như chợ”. Những người hàng ngày ngồi bán hàng trong chợ cũng phải thừa nhận như vậy. Chợ bẩn là bởi nơi đây người ta mang đến đủ thứ hàng hoá để trao đổi. Trong đó, có nhiều thứ hàng hoá chưa xử lý hết chất uế tạp hoặc tự sinh ra chất uế tạp.
YBĐT - Do nguồn điện chính của Yên Bái mua từ Trung Quốc theo tuyến Hà Giang, Lào Cai mà nguồn điện này bị khống chế sản lượng nên Tổng công ty Điện lực I đã phân bổ công suất cao điểm cho Điện lực Yên Bái không quá 36 MW.