Nên bỏ lớp chọn!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2011 | 9:38:05 AM

YBĐT - Nhiều năm qua, cứ vào thời điểm tháng 6, tháng 7 hàng năm là các bậc phụ huynh ở thị trấn, thành phố lại đổ xô đi tìm trường chọn, lớp chọn rồi "vắt óc" lo toan, tính toán làm sao xin cho con em mình được vào học tại những trường điểm của địa phương.

Khi được nhận hồ sơ vào trường điểm rồi lại tìm mọi cách để con em mình "thi đỗ" vào lớp "chọn 1", không thì ít nhất cũng phải vào được lớp "chọn 2"(lớp "ngoại giao").

Qua mỗi kỳ thi như vậy đã có rất nhiều học sinh không làm toại nguyện được ước mơ của bố, mẹ “thi đỗ” vào lớp chọn, bị bố mẹ làm cho tổn thương về mặt tinh thần đối với các em khi năm mới còn chưa bắt đầu. Mặc dù Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quy định xoá bỏ trường chuyên, lớp chọn ở các cấp học, nhưng lớp chọn vẫn tồn tại công khai từ thành phố đến thị trấn và đang có xu hướng lan toả về cả các trường vùng nông thôn.

Yên Bái - một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội... song nhiều trường THCS ở thành phố Yên Bái tỉnh lỵ như: Yên Thịnh, Quang Trung, Võ Thị Sáu... hay một số trường THCS ở  thị trấn huyện ,thị vẫn ngang nhiên tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp chọn. Việc làm trái với quy định của Bộ Giáo dục - Đào  tạo của nhiều trường THCS đã gây ra sự bất công trong giáo dục. Vì học sinh vào các trường học đều phải đóng góp tiền xây dựng trường và các khoản  thu khác như nhau; cơ sở vật chất, tiền lương giáo viên đều từ ngân sách Nhà nước chi trả.

Song hầu hết chỉ có học sinh ở các lớp chọn mới được học các thầy cô giáo có "thương hiệu" (nhiều năm đạt giáo viên dạy giỏi các cấp), nhất là các môn: Toán, Văn, Anh, Vật lý... Còn học sinh các lớp khác thì không những không được học các thầy, cô giáo giỏi mà thiệt thòi hơn, các em không được "học bạn".

Hiện nay, không chỉ nhiều trường THCS, THPT trong cả nước tổ chức thi tuyển lớp chọn mà đã có một số trường tiểu học cùng "biến tướng" bằng cách tổ chức cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 "học thêm" để phân luồng, xếp lớp. Việc các trường tổ chức thi tuyển lớp chọn không chỉ gây ra sự bất công trong giáo dục mà còn "tiếp sức" cho tiêu cực, phụ huynh dùng tiền bạc "mua" cho con "ngồi nhầm" lớp chọn. Tồn tại lớp chọn ở các cấp học, trường học không chỉ xảy ra sự bất công, tiêu cực trong giáo dục mà đáng lo ngại hơn là từ cấp 1, cấp 2 học sinh đã  học lệch các môn thì làm sao có thể phát triển toàn diện? Phải chăng căn bệnh "thành tích" đã ăn quá sâu vào các trường học, các địa phương, do vậy, các trường vẫn ngầm nuôi "gà chọi"?

Nếu thực sự để bồi dưỡng tài năng, nhân tài cho đất nước thì các tỉnh đều đã có hệ thống trường chuyên dành cho những học sinh có đủ năng lực tiếp thu kiến thức ở bậc cao, các trường đại học đã có các lớp cử nhân tài năng. Việc sinh ra lớp chọn ở hệ thống giáo dục đại trà hoàn toàn không cần thiết, không tạo ra được sự thi đua học tập lành mạnh ở học sinh.

Xóa bỏ lớp chọn là việc cấp thiết để trả lại môi trường giáo dục công bằng cho các đối tượng học sinh và cũng là xoá bỏ căn bệnh "thành tích" của một số nhà trường và các địa phương. Như vậy, trách nhiệm xoá bỏ lớp chọn phải  thuộc về các địa phương và ngành giáo dục ở đó.

Bảo Tâm

Các tin khác
Đến nay toàn tỉnh Yên Bái đã có gần 334.000 người dân được sử dụng nước sạch, đạt tỷ lệ hơn 60%. Phấn đấu đến năm 2015, 85% dân số nông thôn trong tỉnh có nước sạch. (Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm nước sạch & VSMT Yên Bái kiểm tra đầu nguồn công trình nước sạch ở huyện Trạm Tấu).

YBĐT - Yên Bái phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã và đến năm 2020 đạt 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

YBĐT - Công đoàn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và với người lao động. Ba nhiệm vụ chính của công đoàn là: bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ; tham gia quản lý doanh nghiệp trong phạm vi quy định của pháp luật.

YBĐT - Có thể nói, sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm nay gặp rất nhiều khó khăn. Vụ đông xuân 2010 - 2011, thời tiết diễn biến quá phức tạp (cuối tháng 9 đầu tháng 10/2010) mưa kéo dài làm chậm tiến độ thu hoạch lúa mùa sớm, chậm giải phóng đất cây trồng vụ đông làm ảnh hưởng đến diện tích.

YBĐT - 64 năm trước, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/7/1947 được lấy là Ngày thương binh - liệt sỹ. Từ đó, ngày này hàng năm trở thành ngày để đồng bào ta, nhân dân ta tỏ lòng tri ân những người đã hy sinh xương máu bảo vệ Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục