Liên kết - sự sống còn của ngành chè

Bài cuối: Liên kết để phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/10/2013 | 8:41:01 AM

YBĐT - Để sản xuất, kinh doanh chè ngày một phát triển bền vững, song song với giải quyết những tồn tại đã nêu, chúng ta tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu, vào các cơ sở chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Nói là vậy nhưng cơ bản vẫn cần có những giải pháp đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến tư duy và từ người nông dân đến các cấp quản lý.

Cần có sự liên kết giữa nông dân với nhau để tạo thành những nông trang trong sản xuất nguyên liệu.
(Ảnh: Lê Phiên)
Cần có sự liên kết giữa nông dân với nhau để tạo thành những nông trang trong sản xuất nguyên liệu. (Ảnh: Lê Phiên)

>> Bài 1: Tổng quan ngành chè

>> Bài 2: Đau đầu nguyên liệu xấu

>> Bài 3: Nhà máy “CAO”, sản phẩm “THẤP”

>> Bài 4: “Trả lại tên” cho chè

Với một "tập đoàn" giống chè như hiện nay lại chưa trồng tập trung nên sản phẩm chế biến chỉ nên chú trọng vào ba sản phẩm chính là chè đen, chè xanh và chè đặc sản. Trên cơ sở đó sẽ tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến, liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp; tiếp tục trồng cải tạo thay thế giống chè cũ, già cỗi bằng giống chè lai, chè nhập nội, trồng dặm đồng thời mở rộng diện tích giống chè Shan vùng cao; đảm bảo lợi ích hài hòa, lâu bền giữa người trồng chè, doanh nghiệp chế biến và lợi ích của Nhà nước. Trong trồng cải tạo, muốn phát huy hiệu quả, phải có sự đầu tư đồng bộ, có nghĩa là đưa giống mới vào thì cũng phải đầu tư cơ sở chế biến đi theo.

"Chè giống mới, chè nhập nội có chất lượng búp cao, đáp ứng đủ các yếu tố cho sản xuất chè xanh chất lượng cao nhưng vì không có cơ sở chế biến, bà con vẫn bán giá bằng giống cũ để doanh nghiệp chế biến chè đen bán thành phẩm thì không thể cho hiệu quả kinh tế cao" - ông Lại Thế Hùng  - Giám đốc Dự án QSEAT khẳng định. Do đó, trong trồng cải tạo không nên làm tràn lan mà chỉ tập trung ở một địa phương cụ thể, làm đến đâu chắc đến đó, làm cho "ra tấm ra món".

 Một trong những giải pháp cơ bản nữa là doanh nghiệp nên cơ cấu lại sản phẩm phù hợp và linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường, giảm tỷ lệ sản xuất chè đen xuống 65% - 70%, còn lại sản xuất chè xanh, chè đặc sản bán nội tiêu và xuất khẩu. Mặt khác cần tăng cường tập huấn, hỗ trợ, khuyến khích nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm. Đó cũng chính là "giấy thông hành" cho sản phẩm chè Yên Bái đến với thị trường quốc tế.

Song song là rà soát, sắp xếp lại 104 cơ sở chế biến hiện tại xuống còn 50 - 60 cơ sở, đảm bảo khả năng cung ứng của vùng nguyên liệu cũng như đúng với phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020; khuyến khích, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đặc biệt là kêu gọi, tạo cơ chế, chính sách đặc thù cho một, hai doanh nghiệp đủ tiềm lực kinh tế, có uy tín trong kinh doanh, chế biến nông sản, nhất là chế biến chè vào sản xuất, chế biến chè tinh, chè thành phẩm chất lượng.

 

Thu hái chè Shan ở Suối Giàng.

Vấn đề mấu chốt vẫn là phải liên kết sản xuất, liên kết giữa nông dân với nông dân, doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân và sự liên kết của "4 nhà": Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân. Điểm yếu nhất của vùng chè Yên Bái là mối liên kết. Nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nhìn tổng diện tích nguyên liệu lớn nhưng lại có hàng chục vạn hộ dân tham gia, hộ nhiều cũng chỉ một, hai héc-ta, hộ ít vài ba trăm mét vuông. Nhỏ lẻ như vậy ắt sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ và tư thương, doanh nghiệp ép giá cũng là lẽ thường. Do đó, cần có sự liên kết giữa nông dân với nông dân, thành lập nhóm hộ, nhóm sản xuất hay hợp tác xã hoặc liên kết tạo thành những nông trang trong sản xuất nguyên liệu. Nông dân liên kết lại, hình thành vùng nguyên liệu vài ba trăm héc-ta thì sẽ có quyền thương thảo, định giá sản phẩm trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" là ở khâu này. Một tập thể chắc chắn sẽ tốt hơn một cá nhân nhỏ lẻ trong giao dịch mua bán sản phẩm trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, tránh sản xuất manh mún, mất giá nông sản, cần phải mở rộng liên kết "4 nhà". Cần có sự nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng cả chuỗi sản xuất không chỉ tập trung vào một công đoạn nào. Theo chuỗi sản xuất này, sự liên kết giữa những tác nhân vô cùng quan trọng, bảo đảm cho các sản phẩm, tín dụng, thông tin thông suốt từ nông dân - Nhà nước - doanh nghiệp - nhà khoa học. Thực hiện tốt, làm tốt thì kết quả là lợi ích của các tác nhân sẽ đảm bảo hài hòa.

Tuy nhiên, dù liên kết ra sao, tổ chức lại sản xuất như thế nào cũng đều phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường chứ không thể có sự can thiệp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Chỉ những doanh nghiệp nào, công ty nào đủ các điều kiện mới được tham gia chuỗi sản xuất này và được đầu tư sản xuất lớn, được hỗ trợ đầu vào, kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường. Nông dân cũng cần thay đổi nếp nghĩ, cách làm và hiểu rõ về sản xuất hàng hóa lớn, thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng, quy trình sản xuất.

Các doanh nghiệp thường kêu than vì đầu vào nguyên liệu chất lượng kém nhưng liệu họ có biết điểm yếu nhất của mình? Đó là thiếu liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đang rất ngại hay nói cách khác là không muốn đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Công ty Chè Hưng Thịnh nhiều năm nay luôn sản xuất, kinh doanh tốt và gặt hái nhiều thành công là nhờ có chính sách "cộng sinh" - chính là có sự liên kết và tái đầu tư cho vùng nguyên liệu. Liên kết, gắn bó, chia sẻ lợi ích hài hòa thì chắc chắn sẽ không hộ nông dân nào phá vỡ hợp đồng. Đồng thời là hướng đến một nền sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, đã có khá nhiều hộ nông dân áp dụng tiêu chuẩn này và sản xuất khá thành công.

Giải quyết tốt những tồn tại, mâu thuẫn cùng với xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, chắc chắn hoạt động sản xuất, kinh doanh chè sẽ phát huy hiệu quả và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Yên Bái.

Thanh Phong Anh

Các tin khác
Diện tích chè kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Liên Sơn luôn đạt năng suất trên 9 tấn/ha nhờ chăm sóc và thu hái đúng kỹ thuật.

YBĐT - Hạn chế, tồn tại trong sản xuất, kinh doanh chè đã rõ và cũng đã đến lúc, tỉnh Yên Bái cùng các ngành chức năng phải vào cuộc mạnh mẽ, tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp mới hy vọng vực dậy được vùng chè. Chỉ có như vậy mới đưa cây chè trở lại đúng vị thế của nó.

Hầu hết các nhà máy, cơ sở sản xuất chè trên địa bàn đều sơ chế chè đen bán thành phẩm.

YBĐT - Diện tích chè nhiều đồng nghĩa doanh nghiệp chế biến lắm, nếu như không nói là quá hùng hậu. Từ vùng cao đến các vùng quê, bản làng, đâu đâu cũng thấy cơ sở, nhà máy chế biến chè từ nhỏ đến to, nhiều đến nỗi vượt quá gần hai lần khả năng cung cấp của vùng nguyên liệu.

Nguyễn Thị Đường với ngón tay út bị chặt vì không chịu để ép làm gái mại dâm.

YBĐT - Đường cho tôi xem bàn tay phải với ngón út bị chặt cụt 1 đốt, vết tích của những ngày phiêu bạt nơi xứ người, chịu sự đánh đập tàn tệ của đám chủ dẫn mối, ép gái Việt đi bán dâm, hé lộ sự thật hãi hùng về cuộc sống nơi "địa ngục trần gian" mà không ít người vẫn mơ hồ nuôi ước mơ hay mạo hiểm "gửi trứng cho ác" mong tìm được cơ hội đổi đời nơi xứ người...

Đây là lý do giải thích vì sao chất lượng nguyên liệu chè ngày càng xấu. (Ảnh: Bùi Xuân Đông)

YBĐT - Ông Phan Văn An - Giám đốc Công ty cổ phần Chè Liên Sơn lắc đầu ngao ngán: “Đời nào nguyên liệu dài cả gang tay, đưa vào chế biến chè đen cũng khó, nói gì đến chế biến chè chất lượng cao, chè xanh…”. >> Bài 1: Tổng quan ngành chè

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục