Tre Bát Độ - "cây hạnh phúc" của người dân Trấn Yên - Kỳ cuối: 20 năm hành trình đến hạnh phúc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/10/2022 | 11:07:26 AM

YênBái - Trấn Yên bây giờ đã trở thành vùng măng tre Bát Độ. Những triền đồi xưa vốn trồng sắn, keo, bồ đề hay và các loại cây nguyên liệu cho giá trị kinh tế thấp nay đã được phủ xanh bằng cây tre măng Bát Độ...

Các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm nhà máy sơ chế măng của công ty Yamazaky ở xã Hưng Khánh.
Các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm nhà máy sơ chế măng của công ty Yamazaky ở xã Hưng Khánh.


Vụ măng Bát Độ năm 2022 này, Trấn Yên tiếp tục có thêm một vụ măng thắng lợi, dự ước sản lượng măng thương phẩm đạt hơn 31.000 tấn. Điều đáng mừng hơn nữa là giá măng thương phẩm năm nay tăng cao hơn 1,5 lần so với những năm trước (5.500 đồng/kg măng ống và 6.000 đồng/kg măng ngọn) nên giá trị thu nhập của toàn huyện ước đạt gần 200 tỷ đồng.

Liên kết sản xuất bền vững

Từ lúc lo lắng tìm đầu ra cho sản phẩm măng, hiện nay đã có hàng loạt công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua sản phẩm cho bà con. Tre Bát Độ đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất hoàn chỉnh gồm: Vùng nguyên liệu – Hợp tác xã – Doanh nghiệp. Trong đó, các hợp tác xã là cầu nối quan trọng giữa người dân và doanh nghiệp, tạo ra một quy trình sản xuất hoàn chỉnh và bền vững. Nhờ đó, sản phẩm măng thu hoạch đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. 

Hiện nay, Công ty TNHH Vạn Đạt đặt 10 điểm thu mua tập trung tại các vùng nguyên liệu; công ty Cổ phần Yên Thành thu mua thông qua các HTX như: Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Hồng Ca, HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, Công ty TNHH An Dũng và Hợp tác xã măng tre Bát Độ xã Hưng Khánh để thu mua sản phẩm cho người dân. Ngoài ra, nhiều tư thương ở các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc Cạn đã đến thu mua măng củ, măng luộc, măng tươi và sơ chế măng khô. 

Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc công ty cổ phần Yên Thành cho biết: "Để có được năng suất và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho xuất khẩu, Công ty chúng tôi chặt chẽ liên kết chuỗi giá trị với người dân. Các khâu "lựa chọn đất - kỹ thuật trồng - thu mua - chế biến - xuất khẩu sản phẩm" đều được Công ty hỗ trợ, bố trí cán bộ kỹ thuật giám sát, được chuẩn hóa đến từng công đoạn nhỏ nhất, các ứng dụng kỹ thuật tốt nhất, tiên tiến được áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ canh tác của người dân". 

"Việc triển khai thu mua đến từng thôn bản và sơ chế tại chỗ, cũng như đảm bảo thu mua theo giá thị trường đã giúp người dân từ nhiều năm nay có thu nhập cao, ổn định để yên tâm tập trung cho khâu chăm sóc, thâm canh và mở rộng diện tích trồng tre Bát Độ trong thời gian tới” - ông Dũng nói.

Bà Trần Thị Hoàn Liên - Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ & PTNN, Phó Ban quản lý chương trình tre măng Bát Độ huyện Trấn Yên cho biết: Hàng năm, ngay trước khi bước vào vụ thu hoạch, Ban quản lý đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn nông dân thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo các doanh nghiệp thu mua bố trí lịch cân và thời gian thu mua hợp lý. Thông báo giá thu mua măng sớm đến xã và hộ nông dân và chủ động nguồn vốn để đảm bảo mua hết sản phẩm. 

Ngoài ra, thực hiện tư vấn, hỗ trợ các chủ thể dự án liên kết thực hiện các nội dung Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị măng tre Bát Độ: xây dựng thiết kế logo, tem nhãn, bao bì sản phẩm, xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Một số xã đã xây dựng sản phẩm măng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao như sản phẩm măng xé sợi của HTX dịch vụ tổng hợp xã Hồng Ca, Măng Bát Độ chua, măng Bát Độ giòn của Công ty TNHH An Dũng (xã Kiên Thành). Đặc biệt, các sản phẩm măng sau khi được sơ chế đã xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Đài Loan, Nhật Bản. 

Tiếp tục hướng tới chế biến sâu sản phẩm măng Bát Độ

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, Huyện ủy Trấn Yên xây dựng kế hoạch để cụ thể hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển, các mục tiêu, chỉ tiêu. Trong đó tập trung phát triển mở rộng diện tích cây tre Bát Độ, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn liên kết theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; tiếp tục thu hút khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác để đầu tư vào sản xuất, chế biến sản phẩm măng tre Bát Độ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với nông dân ổn định, bền vững. 


Công nhân của Công ty Yamazaky sơ chế măng Bát Độ để xuất khẩu.

Trong giai đoạn tới, huyện Trấn Yên phấn đấu tiếp tục phát triển mở rộng diện tích để tạo ra vùng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn, trồng mới và trồng thay thế 500 ha, phấn đấu đến năm 2025 diện tích tre Bát Độ đạt trên 4.000 ha, sản lượng khai thác hàng năm đạt 40.000 tấn măng thương phẩm. Ngoài ra, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chế biến sâu sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Những bài học từ dự án tre Bát Độ

20 năm qua, cây tre Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo quê hương Trấn Yên, từ một huyện nghèo Trấn Yên đã vươn mình trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 46 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,8%. 

Đặc biệt, cây tre Bát Độ đã thay đổi phương thức, tập quản sản xuất của hàng nghìn hộ dân người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Qua đó giúp cho đời sống vật chất tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao, những xóm làng trù phú, những thôn NTM kiểu mẫu xuất hiện ngày càng nhiều. 

Từ một loại cây xa lạ, hôm nay cây tre Bát Độ đã khẳng định hiệu quả ngoài sức mong đợi của cấp ủy, chính quyền và người dân trong huyện. Bài học lớn nhất được đúc kết qua chương trình này trước hết là chủ trương đúng trong việc lựa chọn được loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu và trình độ canh tác của người dân địa phương. 

Thứ hai là quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện, không ngại khó ngại khổ, dám nghĩ dám làm, từ đó quyết liệt trong tuyên truyền, chỉ đạo sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng đồng lòng của người dân. Cuối cùng là việc tạo ra chuỗi liên kết sản xuất khép kín bền vững, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. 

Phải khẳng định rằng, cây tre măng Bát độ đã giúp tăng thu nhập làm giàu cho nhân dân ở khu vực nông thôn, góp phần để Trấn Yên có những cánh rừng xanh, môi trường sống trong lành, tạo ra những vùng quê đáng sống.

Nguyễn Thanh Tiến
(Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Tre Bát Độ Trấn Yên Yên Bái

Các tin khác
Trung bình mỗi năm sản lượng măng Bát Độ thương phẩm đạt hơn 30.000 tấn.

Năm 2003, trên địa bàn huyện trồng được 60 ha tre Bát Độ, năm 2004 trồng thêm được 100 ha, diện tích tre ngày càng được mở rộng. Cây lạ, đất tốt, khí hậu phù hợp nên đến năm 2005, những ngọn măng đầu tiên xuất hiện. Lúc này, một câu hỏi lớn được đặt ra với cấp ủy, chính quyền của huyện là “bán măng ở đâu?”.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm vùng tre Bát Độ xã Kiên Thành.

Sau bao nhiêu gian truân bén rễ và phát triển, hôm nay huyện Trấn Yên trở thành huyện có có diện tích vùng tre măng Bát Độ hàng hóa lớn nhất Việt Nam, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm tỷ đồng cho người dân. Có được thành quả đó là nhờ quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; tư tưởng quyết tâm dám nghĩ dám làm vì cuộc sống hạnh phúc nhân dân của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và sự gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán, bộ, đảng viên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Người dân xã Việt Thành thu hoạch lá dâu.

Nắng thu vàng như rót mật, vùng dâu xã Việt Thành, huyện Trấn Yên đẹp như một bức tranh. Cây dâu chắt chiu từng giọt phù sa màu mỡ của đồng bãi sông Hồng và bao mồ hôi mặn mòi của người nông dân để trả lại những mùa vụ tốt tươi, những kén tằm óng ả. Với người dân nơi đây, hạnh phúc có thể chỉ giản đơn như thế! Hạnh phúc vì được sống ở một vùng quê thanh bình, yên ả, mang nhiều sức sống và luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân.

Đại tá Đặng Xuân Quỳnh - Phó Giám đốc Công an tỉnh (thứ ba, bên trái) trao đổi nghiệp vụ với cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

"Yên Bái thật sự bình yên, đó là kết quả của những nỗ lực, phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong cả một quá trình, trong đó có cái "uy” của anh em hình sự!”, Đại tá Đặng Xuân Quỳnh - Phó Giám đốc Công an tỉnh tâm sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục