Tre măng Bát độ được mùa, được giá, nông dân Trấn Yên phấn khởi

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/7/2023 | 5:39:22 PM

YênBái - Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.
Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.


Những ngày tháng 7 Dương lịch là lúc người dân vùng trồng tre măng Bát Độ hàng hóa tấp nập bước vào mùa thu hoạch măng. Không khí này rất dễ nhận thấy khi chúng tôi đến thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành. 

Gặp bà Trần Thị Độ - một trong số những hộ đã trồng tre Bát Độ ngay từ những ngày khởi đầu khi bà đang thu hoạch măng. Bà cho biết: "Trước đây gia đình trồng nhiều loại cây trồng khác nhau như keo, bồ đề, song thấy được hiệu quả của cây tre măng Bát Độ nên gia đình chuyển đổi dần diện tích và hiện có hơn 3,5 ha trồng tre. Vài năm gần đây, mỗi vụ măng, gia đình tôi thu nhập khoảng 100 - 150 triệu đồng. Năm nay mới đầu vụ, nhà tôi đã thu được hơn 5 tấn măng thương phẩm, thu nhập trên 30 triệu đồng”. 

Bà Đỗ Thị Thoa đang chở măng đến cân bán tại điểm chính thu mua măng Bát Độ, phấn khởi: "Chỉ trong sáng nay, gia đình tôi thu hoạch được 2,8 tạ măng. Với giá 5.800 đồng/kg măng ống và 6.000 đồng/kg măng ngọn, nhà tôi thu được hơn 1,6 triệu đồng. Năm nay ước tính nhà tôi sẽ thu được khoảng 22 tấn măng, tương đươngnguồn thu gần 140 triệu đồng. Giá măng cao và ổn định, giúp cho người dân chúng tôi rất phấn khởi, có động lực để chăm sóc tốt các diện tích tre Bát độ cũng như thu hoạch măng đúng kỹ thuật”. 

Tại xã Kiên Thành, tre Bát Độ xuất hiện từ năm 2003 với diện tích ban đầu khoảng 85 ha, đến nay địa phương này đã trở thành "thủ phủ" của cây tre Bát Độ. Năm 2023, Kiên Thành trồng mới  50,2 ha, nâng tổng số diện tích tre Bát Độ toàn xã lên gần 2.000 ha; trong đó, có hơn 1.800 ha trong thời kỳ kinh doanh. 

Để tạo mô hình liên kết trong phát triển tre măng, chính quyền xã đã vận động thành lập hợp tác xã (HTX), tạo "cầu nối” giữa doanh nghiệp và nông dân trong thu mua, tiêu thụ nông sản. Hàng năm, sản lượng măng thương phẩm trung bình hàng năm của xã đạt khoảng hơn 20.000 nghìn tấn.

Ông Hoàng Ngọc Chấn - Phó chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: "Sản lượng măng tre Bát Độ của xã năm 2023 đến thời điểm này đạt hơn 2.000 tấn, với giá bán dao động từ 5.800 - 6.000 đồng/kg. Dự ước năm nay, toàn xã sẽ thu hoạch được hơn 20.000 tấn, giá trị thu nhập khoảng 120 tỷ đồng. Nhờ trồng tre măng Bát Độ mà đời sống của nhân dân trong xã đã được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người  hiện đã đạt khoảng 50 triệu đồng/năm.”

Để thuận tiện cho người dân tiêu thụ măng tre Bát Độ, các công ty, doanh nghiệp đặt rất nhiều điểm để thu mua sản phẩm cho người dân tại các xã, thôn. Công ty TNHH Vạn Đạt đặt 10 điểm thu mua tập trung tại các vùng nguyên liệu; Công ty Cổ phần Yên Thành thu mua thông qua các HTX như: Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca, HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, Công ty TNHH An Dũng và Hợp tác xã măng tre Bát Độ, xã Hưng Khánh. Ngoài ra, nhiều tư thương ở các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc Kạn đã đến thu mua măng củ, măng luộc, măng tươi và măng khô sơ chế. 


Người dân xã Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát Độ.

Anh Lộc Văn Mạc - chủ cơ sở thu mua măng tre Bát Độ ở thôn An Thịnh, xã Kiên Thành chia sẻ: " Đầu vụ, mỗi ngày điểm thu mua của tôi thu mua được từ 4-5 tấn măng tươi, vào ngày giữa vụ chúng tôi có thể mua và sơ chế 15 tấn/ ngày. Sau khi rửa sạch măng, cơ sở sẽ luộc măng, đóng bao và bán cho doanh nghiệp chế biến. Hiện nay, điểm thu mua của chúng tôi tạo việc làm thời vụ cho 8 lao động địa phương với mức thu nhập từ 300 - 500 nghìn đồng/người/ngày”. 

Việc thu mua đến từng thôn bản và sơ chế tại chỗ cũng như đảm bảo thu mua theo giá thị trường đã giúp người dân từ nhiều năm nay có thu nhập cao, ổn định, yên tâm tập trung cho khâu chăm sóc, thâm canh và mở rộng diện tích trồng tre.

Bà Trần Thị Hoàn Liên – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ và phát triển nông thôn huyện Trấn Yên cho biết: "Trước khi bước vào vụ thu hoạch, Ban quản lý chương trình tre măng Bát Độ của huyện đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn nông dân thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp thu mua bố trí lịch cân và thời gian thu mua hợp lý. 

Ngoài ra, thực hiện tư vấn, hỗ trợ các chủ thể Dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị măng tre Bát Độ  thực hiện các nội dung Dự án: thiết kế logo, tem nhãn, bao bì sản phẩm, xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ”. 

Đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành vùng trồng tre nguyên liệu tập trung hơn 4.200 ha, trong đó diện tích kinh doanh cho thu hoạch trên 3.360 ha, sản lượng măng thương phẩm hàng năm đạt trung bình 30.000 tấn. Năm 2022, sản lượng măng thương phẩm của toàn huyện đạt hơn 31.500 tấn, năng suất trung bình đạt 11,5 tấn măng thương phẩm/ha. Chất lượng măng tăng, măng to, dày, được các đơn vị thu mua đánh giá chất lượng tốt đảm bảo phục vụ chế biến hàng xuất khẩu đã cho tổng giá trị thu nhập hơn 190 tỷ đồng. Năm 2023,Trấn Yên tiếp tục có thêm một vụ măng thắng lợi với sản lượng dự ước 32.500 tấn măng thương phẩm, giá trị thu nhập của toàn huyện ước đạt gần 200 tỷ đồng. 

Với hiệu quả mà cây  tre măng Bát Độ mang lại, người dân ngày càng tích cực trồng và tập trung chăm sóc để Trấn Yên có thêm những cánh rừng xanh, môi trường sống trong lành, đời sống nâng cao, tạo ra ngày càng nhiều hơn những vùng quê khang trang, đáng sống.

Thanh Chi

Tags Yên Bái Trấn Yên măng Bát Độ Hồng Ca Kiên Thành Lương Thịnh Hưng Khánh

Các tin khác

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Là một trong những huyện nghèo của cả nước, dựa trên tình hình thực tế và điều kiện đặc thù của địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu "quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến "bản sắc, an toàn, thân thiện”, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo”.

Mù Cang Chải - một trong 63 huyện nghèo nhất cả nước đang có cuộc cải cách toàn diện và hội nhập mạnh mẽ với những cơ hội phát triển mở ra cho người dân vùng cao, nhờ phát huy vai trò hạt nhân của tổ chức Đảng, của người đứng đầu cấp ủy.

Công an xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải thường xuyên nắm bắt thông tin từ cơ sở

Trong 6 tháng đầu năm, Công an huyện Mù Cang Chải đã phát hiện, xử lý 19 vụ với 39 đối tượng, thu giữ 1.172,6g hêrôin; 648g ma túy tổng hợp, khởi tố 19 vụ/27 bị can; trong đó, phá 3 vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt, 27 đối tượng bị khởi tố đều là người dân tộc Mông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục