Để bản làng bình yên không tiếng súng

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - "Đó là cuộc vận động không tốn một đồng kinh phí, mà kết quả thu được không thể tính bằng giá trị vật chất. Gần 20 ngàn khẩu súng săn là thứ tài sản không thể bán, đổi bởi giá trị của nó mang ý nghĩa tinh thần to lớn của đồng bào dân tộc Mông một vùng Tây Bắc".

Đồng bào Mông xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải trên đường vận chuyển súng săn tự chế về giao nộp tại Công an huyện.
Đồng bào Mông xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải trên đường vận chuyển súng săn tự chế về giao nộp tại Công an huyện.

Cuộc vận động toàn dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tàng trữ, sử dụng trái phép theo tinh thần Nghị định số 47/CP của Chính phủ được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ tháng 6/2003. Quá trình triển khai cuộc vận động, được các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ nên số lượng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do nhân dân tự giác giao nộp tính đến nay đạt được kết quả rất cao. Thành tích đó đã góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đặc biệt, môi trường sinh thái khắp các vùng miền của Yên Bái từng bước được cải thiện và đi vào ổn định.

Sau kết quả đợt I với số lượng 18.075 khẩu súng săn tự chế, 102 khẩu súng ngoại chế, gần 100 khẩu súng quân dụng chế thành súng săn, gần 2.500 kíp nổ, hơn 500 chiếc cạm bẫy thú, cùng hàng trăm kilôgam đạn súng săn, lựu đạn, súng hơi, súng thể thao...được vận động giao nộp, Yên Bái tiếp tục cuộc vận động đợt II. Ngày 7/6/2004 UBND tỉnh ra Chỉ thị số 08/CT-UB về việc tiếp tục triển khai cuộc vận động toàn dân tự giác giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, tàng trữ, sử dụng trái phép. Chủ trương của UBND tỉnh trong cuộc vận động này là chỉ áp dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục là chính, không áp dụng các biện pháp cưỡng chế để cuộc vận động thực sự có ý nghĩa và đi vào lòng dân.

 

Súng săn, đạn ghém cùng cạm bẫy thu được đồng bào dân tộc Mông toàn tỉnh giao nộp với số lượng lớn.

Đây là một chủ trương rất đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương bởi cây súng săn từ lâu đã trở thành người bạn tri kỷ của đồng bào dân tộc Mông vùng cao. Bình quân cứ một nam thanh niên sử dụng 1 khẩu súng săn với đủ các loại kích cỡ dài, ngắn khác nhau. Với người Mông, cây súng được sử dụng trong những dịp lễ hội, cưới xin, ma chay...Song thực tế cho thấy việc sử dụng súng săn tự chế này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an ninh trật tự ở nhiều địa phương trong tỉnh, gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Văn Chấn trong một năm đã xảy ra 12 vụ liên quan đến súng săn làm chết 4 người, bị thương 8 người. Đặc biệt có trường hợp ở huyện Trạm Tấu do mê tín dị đoan mà một phụ nữ mang thai 3 tháng đã bị người cùng thôn bắn chết. Đó mới chỉ là một số vụ điển hình vì thực tế còn khá nhiều trường hợp súng săn gây bức xúc trong nhân dân như đi chơi, đi dự cưới, đi lễ hội, uống rượu người dân cũng đem súng theo. Nhiều khi uống rượu xong, một số thanh niên lại đem súng ra thi bắn cho vui... đó cũng là do đồng bào còn  nhận thức chưa đúng về việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đặc biệt là sử dụng súng săn các loại.

Có thể nói kết quả của cuộc vận động này đã góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của đồng bào dân tộc mông các xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn một số thôn, bản vùng sâu, vùng xa sau khi được vận động tuyên truyền vẫn để xảy ra hiện tượng tái sử dụng súng săn tự chế. Làm xảy ra nhiều vụ chết người hoặc bị thương ở địa bàn thôn, bản các xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện: Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn...làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội tại địa phương. Nhằm giảm thiểu tình trạng tái sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong nhân dân, ngày 3/11/2006 UBND tỉnh ra Chỉ thị số 18/CT-UBND về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Là đơn vị nòng cốt, vừa làm nhiệm vụ tham mưu vừa đi tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ, Công an tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 127/KH-CAT ngày 7/11/2006 và triển khai các biện pháp thực hiện tới toàn thể lực lượng công an 9 huyện, thị. Trong đó, chủ yếu là lực lượng công an phụ trách xã về an ninh trật tự, cảnh sát khu vực, công an xã, các đơn vị PA39, PC13... trực tiếp xuống cơ sở, khảo sát nắm tình hình, lập hồ sơ để xây dựng kế hoạch thu hồi và xử lý theo quy định của nhà nước. Được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền cơ sở và sự nhiệt tình cộng tác của đội ngũ cán bộ trưởng thôn, bản, ngay sau một tháng thực hiện toàn tỉnh đã thu được 248 khẩu súng săn tự chế, 2 súng quân dụng, 156 kíp nổ cùng hàng chục kg thuốc nổ, đạn ghém, đạn pháo và dây cháy chậm. Theo đó tình hình vi phạm an ninh và trật tự an toàn xã hội đã được giảm hẳn. Không có vụ việc nào ở cơ sở xảy ra liên quan đến vũ khí và súng săn. Đặc biệt là ở hai huyện vùng cao có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đồng chí Hà Kim Phương- Trưởng Phòng PC13 Công an tỉnh khẳng định:"Cái được lớn nhất của cuộc vận động là sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức của đồng bào trong việc chấp hành luật pháp. Nhờ đó mà Yên Bái là tỉnh được Tổng cục Cảnh sát nhân dân đánh giá là đơn vị làm tốt nhất công tác vận động thu súng".

Nhưng cái được lớn nhất mà đồng bào vùng cao được hưởng từ cuộc vận động chính là sự an toàn và trong lành của môi trường sinh thái khi những khu rừng già không còn vang tiếng súng săn.

Thanh Hương

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục