Yên Bình: Cần có giải pháp tích cực để ngăn chặn xâm chiếm đất rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong một vài tháng trở lại đây, nhiều hộ dân thuộc các xã vùng Đông hồ Thác Bà, huyện Yên Bình thi nhau lên đồi xâu xé đất rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng phòng hộ thuộc Lâm trường Thác Bà quản lý, bảo vệ.

Hàng trăm ha các loại rừng trên bị khai thác, phát gọn và nghiêm trọng hơn là tình trạng tranh giành, gây rối, mất trật tự an ninh địa phương. Huyện Yên Bình, Lâm trường Thác Bà và các ngành chức năng không có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ngay thì hậu quả thật khôn lường.

Ông Đỗ Duy Mạnh - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Yên Bình cho biết, trong vòng hai ba tháng trở lại đây, nhiều hộ dân của các xã vùng Đông hồ Thác Bà là: Phúc An, Bạch Hà, Xuân Long, Tân Nguyên, Vĩnh Kiên, Yên Thành... kéo nhau lên rừng phát nương, chiếm đất, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng phòng hộ. Diện tích xâm chiếm lên tới hàng trăm ha. Toàn bộ diện tích này là do Lâm trường Thác Bà và một số hộ dân được giao quản lý. Ngay sau khi phát hiện, Hạt kiểm lâm huyện đã phối hợp với lâm trường, chính quyền cơ sở kiểm tra lập biên bản xử lý. Tại xã Bạch Hà phát hiện có trên 7 ha rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng phòng hộ đã bị phát quang, xã Phúc An cũng có 7 ha. Tại xã Yên Thành hàng chục hộ dân xâm chiếm diện tích đất đã trồng măng tre Bát độ của Công ty Yên Thành. Trong tháng tư tại thôn Đồng Do Núi xã Vĩnh Kiên trên 35 người dân tràn lên tranh chấp, xâm lấn đất để trồng rừng với công nhân Lâm trường Thác Bà với diện tích trên 6 ha.

Cũng khoảng thời gian trên, tại xã Vũ Linh, người dân cũng tràn lên xâu xé đất để trồng rừng của công nhân lâm trường trên diện tích 10 ha. Sau một hồi cãi vã, chửi bới là việc hành hung giữa người dân và cán bộ lâm trường. Rất may có sự can thiệp kịp thời của người dân và cơ quan chức năng nên đã không xảy ra án mạng, chỉ có một người bị chém toạc áo. Đi dọc trên các diện tích rừng khoanh nuôi, tái sinh, rừng phòng hộ từ Vĩnh Kiên, Vũ Linh lên Ngọc Chấn, Xuân Long đã bị người dân xâm lấm, phát dọn phong quang. Tại diện tích rừng phòng hộ khu vực thôn Ba Chảy xã Phúc An - Tiểu khu 804 khoảng 65 ha rừng trồng phòng hộ năm 1996 và rừng khoanh nuôi từ năm 1992 cũng đã bị phát đốt rất nghiêm trọng, nhất là ở lô 3, 4, 5, 6 có khoảng 7 ha rừng khoanh nuôi cũng đã bị phát và đốt sạch. Toàn bộ diện tích này đã được lâm trường ký hợp đồng bảo vệ từ năm 2006 với các hộ gia đình ông: Vương Hồng Tang, Lý Văn Công, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Toàn. 

Việc một số người dân xâm chiếm, chặt phá diện tích đất, rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh đang diễn ra một cách trắng trợn, nhưng đơn vị chủ rừng là Lâm trường Thác Bà lại có phần thờ ơ trước vấn đề này. Không biết có phải lâm trường không biết hay vì lâm trường đang trong quá trình sắp xếp đổi mới mà bỏ qua diện tích rừng phòng hộ, khoanh nuôi tái sinh và chỉ lo phần diện tích được giao theo quyết định 392 của UBND tỉnh? Khi trao đổi với nhóm phóng viên chúng tôi, ông Vương Quốc Đạt - Giám đốc Lâm trường Thác Bà nói: “Toàn bộ diện tích mà người dân lấn chiếm thuộc diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu, rừng khoanh nuôi tái sinh chỉ có lau lách mọc, thi thoảng có một vài bụi nứa tép. Người dân bây giờ cũng khôn lắm, họ không dám xâm chiếm vào diện tích rừng phòng hộ đâu! Biết họ xâm chiếm như vậy là sai, nhưng lâm trường không được phép xử lý về hành chính, mà chỉ lập biên bản rồi để báo cáo về cơ quan có thẩm quyền”. Thật hết cách! bao nhiêu năm nay Lâm trường Thác Bà được giao quản lý bảo vệ diện tích rừng này, rồi biết bao tiền của nhà nước đổ vào để khoanh nuôi tái sinh rừng, vậy mà đến hôm nay ông Giám đốc lâm trường lại nói rằng diện tích này toàn lau lách mọc thôi! Không lẽ bao nhiêu năm qua, Nhà nước đầu tư vào để bảo vệ mỗi lau lách không thôi hay sao? Trong khi đó người dân lại thiếu đất sản xuất. Nếu đúng là như vậy, thì sự gây lãng phí tiền của Nhà nước thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước và ngành nông nghiệp Yên Bái!

Qua tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm chiếm diện tích rừng, đất rừng của người dân là do nhu cầu sản xuất của người dân ngày một lớn. Một mặt kinh tế đồi rừng đang phát huy hiệu quả tốt ở các vùng quê và nó không chỉ giải quyết việc làm, thu nhập xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu. Một lý do nữa cần nói tới là UBND tỉnh đã có quyết định sắp xếp đổi mới và phát triển Lâm trường Thác Bà và lâm trường hiện chỉ còn thực hiện nhiệm vụ trồng, khai thác và tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 1.800 ha. Trên 11.315 ha rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh trước đây do lâm trường quản lý nay chuyển về cho các địa phương quản lý, trong đó có một số diện tích rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất. Khi các cơ quan chức năng đang tiến hành chuyển đổi chủ thể quản lý thì người dân “tranh thủ” xâm lấn, giành giật… 

Việc một số hộ dân xâm lấn diện tích rừng, đất rừng đã được các xã, lâm trường, Hạt kiểm lâm huyện có báo cáo gửi cho huyện, song cho đến hôm nay huyện vẫn chưa có động thái gì. Lãnh đạo các xã, lâm trường đang rất lúng túng và vẫn chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu mà chỉ biết lập biên bản xong bỏ đấy. Người dân vẫn tiếp tục lên đồi phát rừng, làm đất phong quang chuẩn bị trồng rừng. Tình trạng cãi vã, gây mất đoàn kết, thậm chí đánh chửi nhau giữa các hộ dân vẫn tiếp diễn, gây mất trật tự an ninh - xã hội. Các chủ rừng đã nhận khoán bảo vệ với lâm trường đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Dũng Thành Phúc

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục