Nước mắt làng ung thư

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/6/2007 | 12:00:00 AM

Tôi đến làng Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nơi trong vòng 6 năm đã có tới 50 người chết vì ung thư. Trong những ngôi nhà bên mép dòng sông Lam, tôi thấy những bàn thờ nguyên mùi nhang khói trong những ngôi nhà vắng chủ...

6 năm 50 người chết

 

Hiếu, cô nhân viên văn phòng trẻ của UBND xã Xuân Mỹ đưa chúng tôi về xóm 10 thăm người chú họ của mình, anh Lê Văn Trúc. Tôi đến đúng lúc anh Trúc vừa mới đi khám bệnh về, khuôn mặt gầy guộc xanh xao, nước da mai mái đầy mụn nhọt.

 

Anh Trúc kể, tháng 11/2006, sau mấy cơn ho kéo dài, anh đi khám bệnh và biết tin mình bị ung thư phổi di căn. Từ đó đến nay, anh đã ra viện K (Hà Nội) đốt laze nhiều lần nhưng sức khỏe cứ xuống dốc không phanh. Ngước nhìn gian nhà cấp 4, anh Trúc thẫn thờ: “Tui sống đây mà không còn cần thiết gì trên cuộc đời ni nữa, tui biết một ngày không xa nữa tui cũng phải xa vợ con”.

 

Ngoài anh Trúc, chúng tôi còn gặp những mảnh đời bất hạnh hơn. Ngôi nhà 3 gian của ông Phan Thuyết và bà Phan Thị Mày ở xóm 7 mấy năm qua cửa đóng im lìm. Cả hai người đều đã từ giã cõi đời vì bệnh ung thư. Ông bà mất chưa lâu thì anh con trai cả Phan Văn Tiến cũng mất vì ung thư gan. Trên bàn thờ, ba di ảnh lạnh lẽo.

 

Không xa nhà ông Thuyết, anh Nguyễn Văn Phương vừa qua đời vì ung thư phổi khi bước vào tuổi 45. Gần đó có ông Phan Văn Tấn và ông Phan Tuyến cũng trở thành người thiên cổ vì ung thư gan. Chỉ 2 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn thôn 8 đã có 3 người chết vì ung thư gan và dạ dày.

 

“Từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn toàn xã có hơn 50 trường hợp tử vong và hàng chục người hiện đang chịu nỗi đau đớn về thể xác bởi căn bệnh quái ác này” - vị trạm trưởng Trạm Y tế xã Xuân Mỹ thống kê.

 

Nỗi đau mang tên 666?

 

Ông Phan Thanh Tùng, công an viên xóm 7, là người đã chứng kiến mảnh đất này bị bom Mỹ cày xéo. Ông khẳng định người trong làng chết nhiều là do đất làng bị ô nhiễm bởi kho thuốc trừ sâu. Ông dẫn tôi đi xem những nơi được coi là đang chứa nhiều thuốc trừ sâu, người dân ở đây gọi là thuốc 666.

 

Khu vực vườn nhà chị Phan Thị Lương xóm 7 là điểm đến đầu tiên. Trước đây vườn nhà chị là nơi sơ tán của Bệnh viện Nghi Xuân. Hiện ngay cạnh bức tường nhà chị vẫn còn khá nhiều thứ bột màu trắng ngà đã vón cục, bốc mùi nồng nặc. Mỗi khi thời tiết thay đổi, không khí lại ngột ngạt mùi thuốc trừ sâu. Trên mảnh đất ấy, chị trồng khoai, mỗi khi thu hoạch, những củ khoai có hình thù dị dạng và bốc mùi khó chịu. Trước nỗi ám ảnh về thuốc độc, mẹ con chị Lương bỏ đi nơi khác sinh sống.

 

“Mấy hộ hàng xóm cạnh nhà chị Lương người nào chưa bị ung thư thì cũng mắc chứng thần kinh hay các loại  bệnh khác”, ông Tùng cho biết thêm.

 

Một câu chuyện khác: Đầu thập niên 80, huyện Nghi Xuân phát động phong trào trồng cây kê. Để ngăn sâu bệnh, Công ty vật tư nông nghiệp huyện Nghi Xuân xây dựng 2 kho thuốc trừ sâu, chứa các loại hóa chất DDT và 666 tại khu vực xóm 7, 8.

 

Vào thời kỳ ấy, người dân Xuân Mỹ vô tư dùng thuốc DDT và 666 bón cây, không hề trang bị bảo hộ. Họ dùng tay bốc thuốc, dùng miệng hút hóa chất 666. Thời gian sau đó là những hệ lụy đau lòng: biết bao người chết trẻ vì ung thư gan.

 

Về sau, tuy các kho thuốc trừ sâu đã được chuyển đi nơi khác nhưng dư lượng thuốc sâu đã ngấm sâu vào lòng đất, thẩm thấu vào nguồn nước, ảnh hưởng đến bao đời con đời cháu của làng.

 

Cồn Trường cũng từng có một kho thuốc trừ sâu, rộng hơn 70ha. Giờ ở đó có một vườn phi lao, bạch đàn xanh tốt. Anh Phan Văn Lưu sống gần Cồn Trường đã tử vong cách đây 10 năm do ung thư. Người dân thôn 7 kể, mỗi khi trời mưa to, trên những ruộng lúa cận kề các kho thuốc trừ sâu, cá chết nổi lên rất nhiều nhưng không ai dám ăn bởi nặng mùi loại hóa chất.

 

Rời Xuân Mỹ, tôi canh cánh nỗi lo rằng những nỗi đau, những cái chết, những giọt nước mắt ở làng Xuân Mỹ còn tiếp diễn đến bao giờ.

 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục