Yên Bái đảm bảo giao thông trong mùa mưa bão

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/4/2023 | 7:39:14 AM

YênBái - Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, trong khi lượng mưa trung bình năm lớn, nên những thiệt hại do mưa lũ gây ra là rất lớn, nhất là thiệt hại về cơ sơ hạ tầng giao thông.

Ngành giao thông vận tải chủ động máy móc, phương tiện sẵn sàng xử lý, khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến quốc lộ 32.
Ngành giao thông vận tải chủ động máy móc, phương tiện sẵn sàng xử lý, khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến quốc lộ 32.

Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ chạy qua với chiều dài trên 316 km, 13 tuyến tỉnh lộ với chiều dài trên 494 km, đường đô thị có tổng chiều dài trên 257 km cùng hàng nghìn ki-lô-mét đường giao thông nông thôn. Mặc dù từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra các trận mưa lũ lớn gây ảnh hưởng đến các tuyến giao thông song các ngành chức năng, địa phương đã xây dựng kế hoạch, phương án chủ động ứng phó trong mọi tình huống. 

Ông Nguyễn Văn Hoàn - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng đường bộ I cho biết: "Ngoài việc thường trực 24/24 giờ, Công ty luôn bố trí dự phòng các biển báo, biển chỉ dẫn, rào chắn phân luồng và vật tư, vật liệu tại 4 khu vực trọng điểm tại quốc lộ 32, có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp, hỗ trợ khi cần huy động. Bên cạnh đó, các đội quản lý đường đều có tổ tuần tra, rà soát trên các tuyến, đoạn quản lý…”. 

Được biết, ngay từ đầu mùa mưa bão, ngành giao thông vận tải đã có kế hoạch phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) và đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ; thành lập ban chỉ huy phòng, chống lũ bão; tăng cường chỉ đạo, điều hành và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc; đôn đốc các đơn vị trong ngành và phối hợp với các huyện, thành phố PCTT; tăng cường cảnh báo các điểm xung yếu trên các tuyến đường thường xuyên bị ngập, những đoạn taluy nguy cơ sạt trượt, nhất là đối với những điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng cao. 

Bên cạnh đó, ngành chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với các đơn vị quản lý tuyến đường thực hiện điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện lưu thông an toàn. Các đơn vị được giao quản lý các tuyến đường tăng cường kiểm tra toàn bộ hệ thống tuyến, tăng cường duy tu, bảo dưỡng. Các nhà thầu chuẩn bị tốt các phương án về nhân lực, thiết bị, các vật tư dự phòng để ứng phó kịp thời. 

Đặc biệt, thường xuyên tăng cường kiểm tra các tuyến đường, rà soát cầu, cống, nền đường, hệ thống báo hiệu đường bộ tại các vị trí xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. 

Cùng với ngành giao thông vận tải, hiện nay các địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch, sẵn sàng đảm bảo giao thông thông suốt khi có thiên tai xảy ra, nhất là trên các tuyến đường được giao quản lý.

Ông Lương Văn Thư - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết: "Địa bàn huyện phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, có nhiều khe sâu, vào mùa mưa hàng năm trên địa bàn huyện thường xảy ra tố lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nơi có taluy cao. 

Để chủ động ứng phó kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ bị hư hỏng khi mưa bão xảy ra; đồng thời, thành lập các tổ, đội xung kích TKCN, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, nhất là xe ô tô và máy móc để tham gia khắc phục hậu quả theo sự điều động, trưng tập của UBND huyện”.

Dự báo năm nay thời tiết sẽ có nhiều yếu tố cực đoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi; do vậy, bên cạnh những giải pháp đã, đang triển khai, ngành chức năng và chính quyền địa phương cần khuyến cáo người tham gia giao thông cần quan sát kỹ các hiện tượng đất đá trên đường, tránh bị thiệt hại về người và tài sản; tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông và tự trang bị những kỹ năng cần thiết, thận trọng khi lưu thông trên đường. 

Bên cạnh đó, các cơ quan thường trực bão lũ phải luôn sẵn sàng ứng phó, thực hiện mọi biện pháp xử lý tình huống một cách hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng cơ sở và các công trình giao thông.

Hùng Cường

Tags Yên Bái giao thông mưa bão sạt lở ngập úng tố lốc lũ ống lũ quét

Các tin khác
Các đơn vị chức năng khắc phục điểm sạt lở taluy dương trên tuyến tỉnh lộ 174 thuộc địa phận huyện Trạm Tấu.

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) được huyện Trạm Tấu thực hiện theo phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, góp phần giảm thiểu thiệt hại, ổn định đời sống cho người dân.

Ảnh minh họa

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 93 thực hiện Quyết định số 1595, ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36, ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 121 ngày 31/8/2022 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với những ngôi nhà ở khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét và đá lăn người dân và chính quyền chủ động ứng phó. (Trong ảnh: Một nhà dân ở xã Bạch Hà, huyện Yên Bình nằm trong khu vực nguy hiểm dễ xảy ra đá lăn, lũ quét)

Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 14/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ảnh minh họa.

Ngày 1 tháng 4, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh ban hành văn bản số 13/BCH-PCTT yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục