Đến sáng 18/9: Yên Bái có 441/442 trường cho học sinh đi học trở lại, 100% cơ sở y tế khôi phục hoạt động

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/9/2024 | 7:06:11 AM

YênBái - Siêu bão số 3 - YAGI đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Yên Bái. Với nỗ lực khắc phục cao độ của các ngành, các cấp, các địa phương, tính đến 6h ngày 18/9, Yên Bái đã có 441/442 trường cho học sinh đi học trở lại, 100% cơ sở y tế khôi phục hoạt động.

Bác sĩ Hà Xuân Lương - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái kiểm tra sức khỏe bệnh nhân mổ cấp cứu do chấn thương, chiều 11/9.
Bác sĩ Hà Xuân Lương - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái kiểm tra sức khỏe bệnh nhân mổ cấp cứu do chấn thương, chiều 11/9.

Tính đến sáng 18/9, toàn tỉnh đã có 2 giáo viên thuộc thành phố Yên Bái thiệt mạng do sạt lở đất và 8 học sinh thiệt mạng do sạt lở, ngập lụt (Lục Yên: 02, Văn Chấn: 01, Văn Yên: 02, thành phố Yên Bái: 02, THPT Hoàng Văn Thụ: 01). 

Toàn tỉnh còn 03 cơ sở giáo dục bị ngập lụt, đều ở thành phố Yên Bái  (các trường tiểu học: Hồng Thái, Yên Ninh, THPT Lý Thường Kiệt). Hầu hết các cơ sở giáo dục khác đã dọn dẹp, khắc phục xong.

Sạt lở, sụt lún, nứt công trình có 37 cơ sở giáo dục (TP Yên Bái: 6; huyện Lục Yên: 9; huyện Văn Yên: 03; huyện Văn Chấn: 01; huyện Trấn Yên: 01; huyện Mù Cang Chải: 04; thị xã Nghĩa Lộ: 01; huyện Trạm Tấu: 07; huyện Yên Bình: 05). Bên cạnh đó, nhiều trường, điểm trường bị sạt lở đất với khối lượng ít, các trường đã chủ động huy động trong và ngoài nhà trường để khắc phục.

Thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy-học, sách vở (ước thiệt hại khoảng 45 tỷ đồng). Trong đó: do sạt lở đất vùi lấp, ảnh hưởng tới các hạng mục công trình, thiệt hại ước tính khoảng 15 tỷ đồng; hỏng thiết bị (bàn ghế, thiết bị máy tính, máy chiếu, máy in, máy phô tô, tài liệu, sách vở,… ), do ngập, cuốn trôi, vùi lấp, thiệt hại ước tính khoảng 35 tỷ đồng.

 Đã có 343 nhà của cán bộ, giáo viên, nhân viên bị sạt lở đất; trong đó 69 nhà sập hoàn toàn hoặc hư hỏng nặng, 139 nhà phải di dời.

Số học sinh bị mất/hỏng sách giáo khoa, đồ dùng học tập; thiệt hại ước tính khoảng 11,5 tỷ đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã thống kê và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh để xin chủ trương. Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh đã có chủ trương để cung ứng đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho những học sinh bị thiệt hại.

Tính đến sáng ngày 18/9, toàn tỉnh có 441/442 trường từ mầm non đến phổ thông tổ chức cho học sinh đi học, đạt tỉ lệ 99,77%. Chỉ còn 01 trường (TH Hồng Thái, thành phố Yên Bái) chưa tổ chức cho học sinh đi học, do chưa dọn dẹp vệ sinh xong.

Đặc biệt đến hết ngày 17/9, 100% cơ sở y tế trong toàn tỉnh đã khắc phục và tổ chức khám chữa bệnh.Ngành đã thực hiện cấp 2.550 kg Cloramin các loại (550 kg Cloramin B, 2.000 kg Clorin), 30.000 viên Cloramin B, 99.000 viên Aquatabs, 18 máy phun đeo vai, 45 túi đựng nước, 9 cơ số thuốc phòng chống bão lũ, 4.403 túi thuốc gia đình, 57 thùng (06 loại thuốc, các thực phẩm chức năng và các chế phẩm) cho 4 các trung tâm y tế để triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả sau mưa lũ trên địa bàn. Trong ngày có 42 máy phun hóa chất hoạt động tại các huyện Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái để phun khử khuẩn môi trường.

Hiện tại, nguồn nước sinh hoạt đã được xử lý (tính đến 15 giờ ngày 17/9/2024): 7.615 hộ gia đình (tăng 1.255 hộ), 65 đơn vị công cộng, 22 cơ sở y tế, 14 công trình cấp nước tập trung (tăng 03 công trình).

Tiến hành phun thanh khiết môi trường: 25 cơ sở y tế, 94 khu vực công cộng (tăng 8), 14.056 hộ gia đình (tăng 2.661 hộ); Tiếp tục phun khử khuẩn, vệ sinh, thanh khiết môi trường tại các khu vực công sở, công cộng (ủy ban, thành ủy, trường học, chợ…) và các tuyến đường xung quanh thành phố và các địa điểm bị ngập tại các huyện khi nước rút.

Bên cạnh huy động lực lượng; di dời hộ bị ảnh hưởng, rà soát các hộ phải di dời; đảm bảo an sinh xã hội; khắc phục các công trình cơ sở hạ tầng..., Yên Bái hiện đang tập trung hót dọn bùn đất, vệ sinh môi trường. Toàn tỉnh tổ chức các lực lượng tại chỗ, nhân dân các xã, phường, các lực lượng quân đội, công an, phương tiện đang được tăng cường tổ chức hót dọn hàng triệu mở bùn đất và hỗ trợ nhân dân di chuyển đồ đạc, tài sản, dựng lại nhà cửa để ổn định cuộc sống, sản xuất. Các trường học đã huy động cán bộ, viên chức, giáo viên của nhà trường cùng với các lực lượng tăng cường thu dọn, vệ sinh trường lớp.

Đến nay trên địa bàn thành phố Yên Bái đã và đang thu dọn bùn đất 122/142 tuyến và các đường nhánh trên địa bàn các xã, phường với khối lượng đất sạt, bùn rác được thu dọn khoảng 700.000 m3, đạt khoảng 60% khối lượng công việc. 

Nhà ở đã khử khuẩn, vệ sinh 7.045 hộ với diện tích phun khoảng 822.610 m²; giếng đã khử khuẩn: 2.703/2.703 hộ, cơ quan, đơn vị: 18 đơn vị với với diện tích phun khoảng 77.750 m²; đường, nhà văn hóa, chợ.... diện tích phun khử khuẩn khoảng 135.150 m2 (đường Kim Đồng, Khe Sến, Đại Lộ Nguyễn Thái Học, Thành Công, Đào Tấn, Điện Biên, Đinh Tiên Hoàng, Ngô Minh Loan, Hợp Minh-My, Trần Bình Trọng, đường thôn Đồng Đinh, Châu Giang, Đắng Con, Thanh Giang, nhà văn hóa Thanh Giang, Cống Đá, Chợ Yên thịnh, chợ Đồng Tâm, đường Nguyễn Phúc, Tuy Lộc...).

Hướng dẫn, đôn đốc nhân dân vệ sinh, thu dọn, chôn lấp xác động vật chết (đến nay đã chôn lấp trên 2.000 con gà và 600 con lợn); tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu chân nuôi để tải đản; cải tạo, vệ sinh đất sản xuất và gieo trồng bổ sung ngay các cây rau, màu ngắn ngày sau khi khắc phục xong đề đảm bảo sản xuất sau mưa lũ.

Thời gian tới, Yên Bái tập trung vào việc cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, di dời người dân ra khỏi khu vực an toàn và chưa cho phép các hộ dân đã di dời ra khỏi vùng nguy hiểm trở về nhà khi chưa đảm bảo an toàn.

Tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở, quan tâm chăm lo hậu sự cho những người bị thiệt hại do thiên tai, chăm sóc y tế cho người bị thương; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người yếu thế, người bị ảnh hưởng do thiên tai, quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; điều phối khoa học, hợp lý các nguồn lực hỗ trợ cho người dân.

Khẩn trương thực hiện công tác đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc để thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành, cứu hộ; đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như: điện, nước, xăng dầu và thông tin liên lạc; hót dọn sụt sạt, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sinh hoạt nhất là tại những nơi công cộng như trường học, trạm y tế...

Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt, các công trình thủy lợi đảm bảo cho sản xuất, các công trình điện, nước sạch đám bảo đời sống nhân dân; thực hiện các biện pháp khắc phục sản xuất các diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng.

Triển khai ngay chính sách hỗ trợ nhà ở, đất tái định cư cho người dân; kiểm tra hiện trạng các ngôi nhà bị sụt sạt để đảm bảo an toàn cho người dân trước khi quay trở lại nhà. Khôi phục lại cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông bước 1, các công trình thủy lợi, công trình nước sạch, công trình thoát nước, nhất là những nơi bị ngập lụt, hạ tầng đô thị.

Thực hiện việc hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản để chuyển đổi cây trồng cho phù hợp; tập trung đảm bảo an ninh, an toàn, an dân, hỗ trợ an sinh xã hội; sớm đưa cuộc sống trở lại bình thưởng cho người dân trong thời gian nhanh nhất.
YBĐT

Tags Yên Bái hậu quả bão số 3 vệ sinh môi trường an sinh xã hội

Các tin khác

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tich UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Yên Bái về công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn diễn ra chiều nay - 17/9.

Một đoạn đê ở huyện Trấn Yên bị lũ phá hủy.

Tính đến 16h ngày 17/9, Ban vận động cứu trợ các cấp tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về tiền và hiện vật hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng cơn bão số 3. Công tác di dời dân khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở đất được triển khai tích cực.

Sau bão số 3, ngành y tế Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân.

Ngư dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại khoảng 2.200 tỷ đồng.

Bão số 3 đổ bộ đã gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, trụ sở, kho tàng, trường học, nhà dân..., theo thống kê sơ bộ tại Quảng Ninh là khoảng 23.770 tỷ đồng, TP. Hải Phòng gần 11.000 tỷ đồng, tỉnh Hải Dương hơn 1.500 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục