Yên Bái: Khai tác tốt các nguồn lực để phát triển giao thông
- Cập nhật: Thứ hai, 21/4/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Trong những năm qua, giao thông nông thôn miền núi của tỉnh Yên Bái đã có diện mạo mới. Đặc biệt, hệ thống đường liên xã, liên thôn, bản đã được cải thiện đáng kể. Bằng các nguồn lực và giải pháp, đã làm nên những con đường được láng nhựa phẳng lỳ, rải cấp phối hay đường bê tông, đường đất, đã và đang góp phần quan trọng làm cho kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
Nhờ có hệ thống đường giao thông tốt nên nông dân xã Hưng Khánh (Trấn Yên) thuận tiện trong khai thác gỗ rừng trồng.
|
Đến nay, 100% các xã trong tỉnh đã thông đường ô tô đến trung tâm xã và một số tuyến đã kiên cố hoá mặt đường, làm công trình thoát nước, bảo đảm giao thông thông suốt.
Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực chính như: vốn ngân sách Nhà nước; vốn các chương trình kinh tế của Chính phủ; vốn vay nước ngoài cho công tác phát triển giao thông nông thôn miền núi thì tại các địa phương phong trào làm đường giao thông nông thôn cũng được phát động mạnh mẽ. Các khẩu hiệu: “Đường ta làm cho dân ta đi”, “Ta làm, ta sửa, ta đi” hay với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã khơi dậy mạnh mẽ phong trào làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương.
Với nhiều hình thức huy động nguồn lực phong phú và đa dạng như: huy động sự đóng góp của nhân dân và cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn bằng ngày công lao động, bằng tiền, bằng vật liệu...; huy động tổng các nguồn lực của xã hội tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn bằng việc mở các công trường tập trung; huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn cũng đã phát huy hiệu quả.
Với các nguồn lực và cách thực hiện đó, trong giai đoạn 2001 - 2006 toàn tỉnh đã mở mới được 415,3 km đường ô tô, cải tạo được 82,4 km đường ô tô, kiên cố hoá 524,2 km đường ô tô trong đó mặt đường bê tông xi măng là 112 km, đá dăm láng nhựa 140,3 km, đá dăm nước 55,6km, cấp phối 216 km; hàng trăm cầu cống các loại; mở mới 373,5 km đường thôn bản. Tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn này là 608,630 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 103 tỷ 697 triệu đồng; ngân sách địa phương và vốn vay là 158 tỷ 567 triệu đồng; vốn đầu tư nước ngoài 160 tỷ 008 triệu đồng; ngân sách huyện thị, thành phố là 18 tỷ 924 triệu đồng; huy động nhân dân đóng góp là 167 tỷ 434 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn ngân sách huyện, thị, thành phố và huy động sức đóng góp của nhân dân và các tổ chức chiếm 30,5 % tổng nguồn vốn đầu tư.
Chỉ tính riêng trong năm 2007, giá trị thực hiện các công trình giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh là 142 tỷ 265 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn của nhà nước là 117 tỷ 060 triệu đồng và nhân dân đóng góp 25 tỷ 205 triệu đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác tác phát triển giao thông nông thôn miền núi vẫn còn nhiều việc phải làm đó là vẫn còn nhiều công trình xuống cấp cần được sửa chữa tu bổ, mở mởi, nhiều con đường trong khu dân cư, liên thôn, bản cần được kiên cố hoá, làm cống thoát nước, đặc biệt là các tuyến đường từ huyện đến trung tâm các xã.
Trong điều kiện nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn miền núi là rất lớn mà nguồn lực của địa phương còn hạn chế, vì vậy ngoài việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế thì chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cần được tiếp tục phát huy thực hiện. Chủ trương này một mặt tranh thủ được nguồn lực trong dân, mặt khác nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc phát triển hạ tầng giao thông miền núi ở địa phương.
Ngọc Tú
Các tin khác
Đó là gói đầu tư vừa được Tập đoàn đa quốc gia chuyển phát nhanh TNT công bố nhằm mục đích trong vòng 5 năm tới tăng cường mạng lưới giao nhận, hệ thống và cơ sở hạ tầng của TNT nối khu vực Đông Nam Á, châu Âu và Trung Quốc.
YBĐT - Trong các hạng mục công trình được đầu tư của Nhà nước những năm qua, các công trình cầu, đường đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho huyện Văn Yên (Yên Bái), làm thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn miền núi.
YBĐT - Vừa qua, tại Yên Bái, Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tổ chức Hội nghị giao ban Tiểu dự án giải phóng mặt bằng (GPMB) đường cao tốc Nội Bài- Lao Cai.
YBĐT - Giao thông vận tải có vai trò cực kỳ quan trọng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, song nguồn vốn để phát triển giao thông các tỉnh miền núi trong đó có Yên Bái chưa đáp ứng được nhu cầu, hệ thống giao thông xuống cấp, tỷ lệ đường so với diện tích còn thấp phần nào đã hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.