Yên Bái: Các dự án sản xuất công nghiệp tiến độ chậm
- Cập nhật: Thứ hai, 10/11/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Hết tháng 10/2008, toàn tỉnh Yên Bái đã có 29 dự án sản xuất công nghiệp được triển khai, với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.
Một góc cụm công nghiệp Đầm Hồng (thành phố Yên Bái).
(Ảnh: Quang Thiều)
|
Trong đó, 3 dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng với số vốn đầu tư trên 330 tỷ đồng, trên 109 tỷ đồng đầu tư cho 6 dự án mới và 20 dự án chuyển tiếp từ năm 2007 với tổng số vốn trên 900 tỷ đồng, bao gồm 4 dự án chế biến nông, lâm sản, 14 dự án khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, 1 dự án luyện kim và 1 dự án sản xuất thuốc chữa bệnh.
Riêng dự án đầu tư Nhà máy chế biến các bon nát can xi, do Công ty TNHH Xây dựng Bình Long làm chủ đầu tư đã bị thu hồi hủy bỏ do không đủ điều kiện thi công. Mặc dù trong tháng 10, môi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể so với các tháng trước, lãi suất tín dụng giảm, giá vật tư có chiều hướng giảm và mùa mưa bão đang chuẩn bị kết thúc... song nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh vẫn chậm so với kế hoạch đề ra.
Hiện nay, ngoài việc chỉ đạo các đơn vị hoàn thành các dự án sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2008, tỉnh tiếp tục xây dựng đề án về qui hoạch mạng lưới kinh doanh khí đốt hóa lỏng, đề án khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến đá vôi trắng; đề án qui hoạch tổng thể khu, cụm công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2008 đến 2015 và định hướng đến năm 2020.
Thu Hòa
Các tin khác
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) vừa quyết định tài trợ 1.200 tỷ đồng (tương đương 72 triệu USD) cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) để thực hiện dự án nhôm lớn nhất Việt Nam tại Lâm Đồng.
Tuyến đường sắt số 5 đô thị Hà Nội dự kiến được đầu tư trên 1,2 tỷ USD, gồm 22 ga với đường đôi khổ 1.435mm, trong đó có 2,2 km đi ngầm và 22,35 km đi trên mặt đất dự kiến được hoàn tất vào năm 2017.
YBĐT - Công nghệ phân viên nén NK là sản phẩm nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã được công nhận và thử nghiệm ở nhiều nơi. Ở huyện Lục Yên (Yên Bái), lần đầu tiên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật này vào khảo nghiệm bước I. Sau 2 năm thực hiện, hiệu quả của dự án đã được khẳng định và tiếp tục được nhân diện.
Ngày 4/11, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký hiệp định tín dụng trị giá 150 triệu USD nhằm trợ giúp Việt Nam trong việc cải tạo và mở rộng mạng lưới điện nông thôn.