Xuân về trên những dòng sông ánh sáng
- Cập nhật: Thứ năm, 22/1/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - Tây Bắc là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, đồi rừng, tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch... Đặc biệt, nơi đây có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện, chiếm gần 70% thủy năng của cả nước. Nhắc đến các công trình thủy điện ở vùng Tây Bắc, không thể không nói đến Thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành Thủy điện Việt Nam; Thủy điện Hoà Bình - một công trình của thế kỷ XX, biểu tượng thiêng liêng của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Tiếp đến là Thủy điện Sơn La - công trình của thế kỷ XXI có quy mô lớn nhất Đông Nam Á...
Mênh mông Thác Bà. (Ảnh: Thanh Miền)
|
Sông Hồng, sông Chảy, sông Đà dưới bàn tay, khối óc của con người đã và đang sản sinh ra dòng điện - nguồn vàng trắng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mang lại ánh sáng ấm no, hạnh phúc...
Từ Thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của Thủy điện Việt
Ngày 22/2/1970, dòng sông Chảy đã bị chặn lại bởi bàn tay, trí tuệ và sức lao động của con người. Ngày 5/10/1971, Thủ tướng Chính phủ nước ta Lê Thanh Nghị và đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã cắt băng khánh thành Nhà máy Thủy điện Thác Bà, khởi động tổ máy số 1, chính thức phát điện lên lưới điện quốc gia. Dòng điện Thác Bà đã toả sáng, tiếp sức cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.
Được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt các dự án thay thế thiết bị và tổ máy, Thủy điện Thác Bà đã triển khai thực hiện dự án đại tu rút ruột, thay thế nâng cấp 3 tổ máy và toàn bộ nhà máy, để đến năm 2010 hiện đại hóa nhà máy, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm tiếp theo.
Đến Thủy điện Sơn La - vàng trắng của núi rừng Tây Bắc
Cách đây hơn 20 năm về trước, khi Nhà máy Thủy điện Hoà Bình (1.920MW) - một công trình đặt nền móng lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới chính thức phát điện, triệu triệu con tim người Việt Nam hân hoan trong niềm vui sướng đón nhận thành tựu của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở ra tương lai tươi sáng cho sự phát triển nước nhà. Bước sang thế kỷ XXI, khi Quốc hội phê chuẩn việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La (2.400MW) thì ngành thủy điện Việt Nam lại thêm một cột mốc đáng nhớ - đánh dấu sự ra đời của công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Cũng trên dòng sông Đà, nối tiếp Thủy điện Hoà Bình, Thủy điện Sơn La sẽ là các nhà máy thủy điện Lai Châu (1.200MW), Huội Quảng (520MW), Bản Chát (120MW)...
Việc xây dựng công trình Thủy điện Sơn La còn thể hiện sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ kỹ thuật Việt
Thay lời kết
Sẽ không quá lời khi nói các dòng sông ở vùng Tây Bắc là những dòng sông vàng, những dòng sông ánh sáng. Sắc xuân đang ngập tràn khắp nơi nơi, càng rực rỡ, tươi đẹp hơn vì những dòng sông ấy đã và đang mang về nguồn sáng cho đời, đem lại no ấm, niềm vui, hạnh phúc cho mỗi người dân xứ sở hoa ban trắng.
Những cái tên Thác Bà, Hoà Bình,
Hồng Thanh Tâm
Các tin khác
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) vừa công bố gói giải pháp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2010 là 35.000 tỉ đồng. Trong số đó, nguồn vốn đầu tư nhà ở xã hội 15.000 tỉ đồng, nguồn vốn kích cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và chương trình xã hội hóa nhà ở 20.000 tỉ đồng.
YBĐT - Dự án xây dựng thủy điện Nậm Đông III và IV do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc III làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng cách đây hơn 2 năm tại xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu). Tổng dự toán của dự án là 320 tỷ đồng. Công suất thiết kế cho cả 2 nhà máy là 21,6 mê-ga-oát, trong đó Thủy điện Nậm Đông III có công suất 15,6 mê-ga-oát; Thủy điện Nậm Đông 4 có công suất 6 mê-ga- oát. Sau khi tính toán, Công ty đã quyết định xây dựng Nhà máy thủy điện Nậm Đông III trước.
YBĐT - Để tăng trưởng kinh tế đạt từ 12,5 - 13%, năm 2009, tỉnh Yên Bái huy động trên 3.850 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, tăng 11,9% so với năm 2008.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Giao thông - Vận tải lập phương án kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dự án xây cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.