Bill Gates tài trợ cho nông dân Việt Nam học máy tính
- Cập nhật: Thứ ba, 21/4/2009 | 12:00:00 AM
Dự án lên tới 2,1 triệu USD này là hoạt động đầu tiên của Chương trình Thư viện toàn cầu của Quỹ Bill & Melinda Gates tại Châu Á. Việt Nam được lựa chọn thực hiện bởi có sự cam kết chặt chẽ của Chính phủ, tỷ lệ gia tăng người dùng Internet cao và cơ sở hạ tầng tốt.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai phát biểu tại lễ công bố dự án.
|
Lễ công bố Dự án Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam được Bộ Thông tin & Truyền thông (MIC) và đại diện Bill & Melinda Gates Foundation (Quỹ BMG) thực hiện chiều 20/4 tại Hà Nội. Số tiền viện trợ không hoàn lại của Quỹ BMG lên tới 2,149 triệu USD.
Trong giai đoạn thí điểm, Dự án sẽ triển khai 99 điểm truy cập viễn thông công cộng – gồm các điểm Bưu điện văn hóa xã, thư viện tỉnh, huyện, trường học, bệnh viện, UBND xã – tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh.
Các điểm trên sẽ được trang bị máy tính cùng các thiết bị chuyên dụng để truy cập Internet và tìm hiểu thông tin của người dân, giúp người dân nông thôn vùng thí điểm có thể cải thiện đời sống thông qua việc sử dụng Internet.
Song song với việc triển khai máy móc, dự án bao gồm cả việc xây dựng hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt và tiếng địa phương để việc tiếp cận thông tin nhanh chóng. Bên cạnh đó là việc tổ chức những lớp tập huấn, hướng dẫn khai thác nguồn tài nguyên thông tin trên Internet phục vụ học tập, nghiên cứu và sản xuất phù hợp với nhu cầu đặc thù của người dân tại các vùng miền địa phương.
Dự án cũng sẽ triển khai công tác theo dõi, giám sát và đánh giá tác động ảnh hưởng, bao gồm cả mặt tích cực và tồn tại để đảm bảo tính phát triển lâu dài, bền vững.
Bà Deborah Jacobs, Giám đốc Quản lý Chương trình Thư viện toàn cầu của Quỹ Bill & Melinda Gates.
|
“Đây là lần đầu tiên Chương trình Thư viện Toàn cầu của Quỹ BMG hỗ trợ một dự án tại Châu Á và cũng là lần đầu tiên tài trợ cho một cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam”, bà Deborah Jacobs, Giám đốc Quản lý Chương trình Thư viện toàn cầu, nói. “Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến của Chính phủ Việt Nam. Dự án sẽ kết nối người dân với các nguồn lực có giá trị và cải thiện cuộc sống của họ”.
Trả lời báo chí, bà Deborah Jacobs cho biết: "Có 5 yếu tố chính để Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Châu Á hưởng lợi từ chương trình tài trợ này. Trong đó đáng kể nhất là sự cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ và mức độ tăng trưởng người dùng Internet cao."
"Bên cạnh đó là số dân tại các vùng nông thôn còn nhiều với tỷ lệ lên tới gần 80%, nhưng hệ thống thư viện công cộng và cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam lại rất tốt. Những yếu tố đó cho phép phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn tài trợ".
Các tin khác
Chiều 15-4, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành hữu quan và Ngân hàng Phát triển Việt Nam về xây dựng Ðề án Chương trình đầu tư các dự án xử lý rác thải giai đoạn 2009 - 2020, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ, cần phải thực hiện thí điểm dự án xử lý rác thải quy mô cấp vùng, từ đó sớm xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực triển khai chương trình này trên quy mô cả nước.
Ðó là số tiền ngân sách Nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTÐT) thuộc Chương trình XTÐT quốc gia năm 2009 do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư vừa phê duyệt, như: Tổ chức các hội nghị XTÐT trong nước, các đoàn khảo sát, XTÐT tại nước ngoài; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực XTÐT; xây dựng tài liệu XTÐT...
YBĐT - Ngày 7/4, đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với lãnh đạo các ngành Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục, Tài chính và Kho bạc Nhà nước, nhằm đánh giá việc triển khai kế hoạch xây dựng cơ bản trong quý I và triển khai các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trong năm 2009.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 7/4 thông báo sẽ cho Việt Nam vay thêm 151 triệu USD, nhằm giúp mở rộng và cải thiện các dịch vụ cung cấp điện cho các cộng đồng người nghèo và vùng sâu vùng xa.