Hỗ trợ thay đổi tổ chức ngành đường sắt Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/4/2009 | 12:00:00 AM

Đây là dự án được hợp tác triển khai giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) từ năm 2001, với mục tiêu nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của ngành thông qua việc xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động theo hướng thị trường hiện đại.

Được biết, Dự án “Hỗ trợ thay đổi tổ chức ngành đường sắt Việt Nam” được Bộ hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ và hoạt động từ giữa năm 2001 và kết thúc cuối năm 2008 với tổng ngân sách 2.134 triệu Euro.

Dự án đã đóng góp vào việc tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nước thông qua sự ra đời của Cục Đường sắt Việt Nam và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp với sự thành lập Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án cũng đã hỗ trợ cho việc soạn thảo Luật Đường sắt đầu tiên của Việt Nam.

Dự án cũng hỗ trợ việc phát triển các sản phẩm mới của ngành đường sắt như các đoàn tàu chuyên tuyến container Hải Phòng - Lào Cai, Yên Viên - Sóng Thần, tàu du lịch tuyến Sài Gòn - Phan Thiết từ tháng 4-2006. Ngoài ra, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ và kỹ năng quản lý kinh doanh cho cán bộ trong ngành đường sắt.

Tại hội thảo tổng kết ngày 28-4, ông Manfred Breithaupt, chuyên gia cao cấp của GTZ, phụ trách dự án nêu bật tính hiệu quả của việc sử dụng các chuyên gia tư vấn ngắn hạn và các nhóm làm việc trong quá trình thực hiện các hoạt động của Dự án.

Thành công bước đầu của Dự án sẽ tạo tiền đề cơ bản cho những bước tiếp theo về lâu dài để xây dựng hệ thống đường sắt Việt Nam hiện đại và hiệu quả.

Những kết quả Dự án đã đạt được:
- Luật Đường sắt Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2005 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2006. Đây được xem là một luật hiện đại trên thế giới, vì đã tập trung khuyến khích các thành phần tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đường sắt, tham gia vào vận tải đường sắt và việc tương thức vận hành giữa mạng lưới đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.

- Quyết định về cấp bằng lái tàu được ký ban hành ngày 22-9-2005 với 80% nội dung phù hợp với đề xuất của chuyên gia Dự án.

- Quyết định về phân bổ biểu đồ chạy tàu được ký ban hành tháng 11/2005. Đây có thể hiểu chỉ là hướng dẫn nội bộ của đường sắt Việt Nam.

- Quyết định về phí hạ tầng đã có một số điều chỉnh chi tiết được ký ban hành ngày 11-6-2007.

- Quyết định về các loại hình doanh nghiệp đường sắt phải được cấp chứng chỉ an toàn, các điều kiện, quy định và thủ tục cấp chứng chỉ an toàn được ban hành ngày 24-12-2007 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2008.
 
(Theo NDĐT)

Các tin khác
Một góc của trạm Tân Phú.

Ngày 23/4, Trạm dừng xe Tân Phú tại huyện Tân Phú (Đồng Nai) trên tuyến quốc lộ 20 nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên đã chính thức được đưa vào sử dụng.

Ngày 21-4, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN đã ký kết khoản tín dụng trị giá gần 60 triệu USD nhằm hiện đại hóa ngành tài chính Việt Nam. Khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm Thông tin tín dụng và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi cải cách và hiện đại hóa để phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Chiều 21/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp ông Laurence Carter, Tổng Vụ trưởng toàn cầu phụ trách phát triển cơ sở hạ tầng của IFC (thành viên của WB).

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai phát biểu tại lễ công bố dự án.

Dự án lên tới 2,1 triệu USD này là hoạt động đầu tiên của Chương trình Thư viện toàn cầu của Quỹ Bill & Melinda Gates tại Châu Á. Việt Nam được lựa chọn thực hiện bởi có sự cam kết chặt chẽ của Chính phủ, tỷ lệ gia tăng người dùng Internet cao và cơ sở hạ tầng tốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục