Dự án tàu điện Bắc - Nam vận tốc 300 km một giờ

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/9/2009 | 12:00:00 AM

Hành khách đi Hà Nội đến TP HCM chỉ mất 5 giờ 30 phút. Với vốn đầu tư khoảng 38 tỷ USD, nếu được phê duyệt, đây sẽ là dự án lớn nhất trong lịch sử ngành giao thông.

Sáng 15/9, Tổng công ty Đường sắt VN phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu đầu máy toa xe Nhật Bản tổ chức hội thảo nghiên cứu đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Theo ông Iwata Shizuo, Trưởng đoàn nghiên cứu JICA, tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM có chiều dài 1.570 km, với 26 ga (cự ly trung bình giữa các ga là 60km). Tàu có vận tốc 300 km, bắt đầu khai thác từ năm 2026, vốn đầu tư khoảng 38 tỷ USD.

 
Tàu điện cao tốc tại Nhật Bản. Ảnh: Sukura. 

Tuy nhiên, ông Iwata Shizuo cho rằng, dự án thiếu khả thi vì số vốn đầu tư khá lớn. Nếu giá vé tàu bằng 1/2 vé máy bay Hà Nội - TP HCM, thậm chí tăng số ghế thương gia trên tàu hỏa thì phương án này vẫn khó thu hồi chi phí xây dựng bằng nguồn thu bán vé.

Chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra phương án phát triển một số đoạn ưu tiên như: Hà Nội - Thanh Hóa, Hà Nội - Vinh, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang - TP HCM, Phan Thiết - TP HCM. Đây là những đô thị lớn có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh.

Nghiên cứu vẫn cho thấy, nếu xét với quy mô dân số, tốc độ đô thị hóa hiện nay của Việt Nam thì dự án phân khúc này cũng không có tính khả thi. Theo quy hoạch dân số, năm 2030 Hà Nội có 4,7 triệu dân, Đà Nẵng 1 triệu người, TP HCM 10 triệu dân...

Theo nghiên cứu của JICA, tốc độ đô thị hóa tại các thành phố này phải diễn ra nhanh chóng hơn. Ví dụ, tới năm 2030, số dân tại Hà Nội phải đạt 6 triệu người, Đà Nẵng đạt 2,5 triệu người, Nha Trang có 1,5 triệu người, TP HCM có 12 triệu dân.

Để tuyến đường sắt cao tốc hoạt động hiệu quả, thì một nửa hành khách phải mua vé bằng vé máy bay, một nửa khác được mua bằng 1/2 vé máy bay. Ngoài ra, các nguồn thu khác phải huy động như dịch vụ ăn uống, cho thuê cửa hàng và văn phòng, quảng cáo phân phối hàng hóa...

Theo đề xuất của JICA, năm 2026 sẽ khánh thành tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang. Toàn tuyến có thể khai thác năm 2036.

Nguồn vốn đầu tư cũng là một vấn đề khá phức tạp. Theo các chuyên gia Nhật Bản, các dự án quốc gia quy mô lớn phải nhận được sự quan tâm của cả nhà nước và tư nhân. Tại một số nước châu Âu, đường sắt đã có sự tham gia của tư nhân.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức, thời gian qua, Chính phủ đã bố trí vốn ngân sách để lập và thẩm tra Bảo cáo đầu tư cho dự án. Hiện Tổng công ty Đường sắt VN đã hoàn thành báo cáo này để trình Hội đồng thẩm định Nhà nước xem xét.

Theo ông Đức, trên cơ sở thẩm định, Chính phủ sẽ xem xét để trình Quốc hội vào tháng 5/2010. Thủ tướng đã giao cho các Bộ ngành kêu gọi các nhà tài trợ, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào dự án.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Lãnh đạo ngành công thương và Công ty cổ phần Thủy điện Hồ Bốn thăm công trường.

YBĐT - Trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hồ Bốn thuộc bản Trống La, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hàng trăm công nhân đang hối hả vào ca. Thời tiết thuận lợi cho những phần việc cuối cùng để dòng Nậm Kim quanh năm tuôn chảy sẽ phát điện hòa lưới quốc gia.

Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đoạn qua thành phố Lào Cai có độ dài hơn 18 km đã được phê duyệt tổng mức đầu tư 4.286 tỷ đồng. Tỉnh Lào Cai đã hoàn thành đấu thầu tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật - lập dự toán, triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Dự kiến đầu quý I năm 2010 dự án sẽ được khởi công.

Giấc mơ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, kéo dài suốt 50 năm qua đang sắp trở thành hiện thực. Hôm nay (8/9), dự án này chính thức được khởi công.

Các dự án phát triển năng lượng tại Tây Nguyên đang rất được các nhà đầu tư quan tâm.

Sáng 5-9 tại Đắc Lắc đã diễn ra diễn đàn Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Tây Nguyên - Thức dậy những tiềm năng", do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, UBND 5 tỉnh Tây Nguyên phối hợp với Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển (BIDV) tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục