55,8 tỷ USD đầu tư Dự án tàu cao tốc Bắc - Nam
- Cập nhật: Thứ tư, 17/3/2010 | 8:15:42 AM
Liên danh tư vấn Việt-Nhật (VJC) vừa hoàn thành Báo cáo đầu tư xây dựng công trình đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM. Theo đó, VJC đã đề xuất lựa chọn công nghệ cho đường sắt cao tốc ở Việt Nam là Shinkansen (Nhật Bản).
Việt Nam sẽ có tàu hỏa cao tốc như ở Nhật Bản.
|
Với sự lựa chọn này, đường sắt cao tốc Bắc-Nam dài 1.570 km sẽ có thiết kế là đường đôi, khổ 1435mm, với tốc độ khai thác 300km/h. Khi đó, đi từ Hà Nội đến TP.HCM chỉ khoảng 5h30.
Trên toàn tuyến có 27 ga với ga đầu là Hà Nội và ga cuối là Hòa Hưng. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu trên 55,8 tỷ USD; trong đó, gần 31 tỷ USD chi phí dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng chi phí còn lại đầu tư thiết bị, giải phóng mặt bằng…
Để phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đường sắt cao tốc Bắc - Nam đến năm 2020 sẽ khai thác đoạn Hà Nội - Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang; năm 2030 sẽ đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng và năm 2035 sẽ đưa vào khai thác đoạn Đà Nẵng - Nha Trang.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đối tác nước ngoài đã ký hợp đồng hợp hợp tác kinh doanh dự án đường ống dẫn ký lô B - Ô Môn vào chiều 11/3.
Sáng nay, 10-3, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lễ kết nối, thông đốt hầm số 1 với đường dẫn ngầm Đại lộ Đông Tây. Với 92,4m đường hầm đầu tiên đã được dìm thành công, đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á dưới lòng sông Sài Gòn đã dần thành hình.
Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp cho chính phủ Việt Nam 25,822 tỷ yen vốn vay hỗ trợ phát triển (ODA) đợt 2 tài khóa 2009, sẽ kết thúc vào ngày 31/3/2010.
Số vốn đầu tư khổng lồ này để xây dựng hệ thống đường cao tốc Việt Nam theo quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó hai tuyến cao tốc Bắc - Nam mở ra nhiều hứa hẹn phát triển.