Một Tây Bắc vẫy gọi nhà đầu tư

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/12/2010 | 2:41:46 PM

YBĐT - Trong con mắt các nhà đầu tư, Tây Bắc là vùng đất mới với sự giàu có về tiềm năng khoáng sản, nông - lâm sản, về du lịch và là nơi có nguồn đất đai, lao động dồi dào.

Dự án chế biến khoáng sản của Công ty cổ phần Đá cẩm thạch R.K là dự án đầu tư nước ngoài có hiệu quả tại Yên Bái.
Ảnh: Lãnh đạo huyện Lục Yên và Công ty kiểm tra sản phẩm đá xẻ tại nhà máy.
Dự án chế biến khoáng sản của Công ty cổ phần Đá cẩm thạch R.K là dự án đầu tư nước ngoài có hiệu quả tại Yên Bái. Ảnh: Lãnh đạo huyện Lục Yên và Công ty kiểm tra sản phẩm đá xẻ tại nhà máy.

Sự quan tâm toàn diện của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của các địa phương trong vùng đã đem lại cho Tây Bắc một sắc diện mới. Trong con mắt các nhà đầu tư, Tây Bắc là vùng đất mới với sự giàu có về tiềm năng khoáng sản, nông-lâm sản, về du lịch và là nơi có nguồn đất đai, lao động dồi dào. Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư vào vùng Tây Bắc không chỉ là chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước mà còn là sự lựa chọn có tính chiến lược của các nhà đầu tư…

Giao thông là lĩnh vực được quan tâm đầu tư mạnh để tạo tiền đề cho các địa phương và cả vùng bứt phá đi lên. Hàng loạt các công trình giao thông đường bộ trọng điểm được quan tâm đầu tư trong thời gian qua, như các quốc lộ 2, 6, 3, 70, 32; các tuyến đường vành đai quốc lộ 4a, 4b, 4c, 4d, 279, 37. Trên 700 km đường sắt, gồm các tuyến từ Hà Nội đi Đồng Đăng, Lào Cai, Thái Nguyên, Lưu Xá - Kép - Hạ Long từng bước được cải tạo, bảo đảm vận tải hành khách và hàng hóa, đang triển khai các bước nghiên cứu xây dựng tuyến đường đôi khổ 1435 mm Lào Cai - Hà Nội và Hà Nội - Đồng Đăng.

Theo Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng đường sắt (TRICC-SJC) thì tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt Trung Quốc, đường cấp I, khổ 1.435 mm, vận tốc 160 km/h với tàu khách và 120 km/h với tàu hàng, sử dụng sức kéo điện, công suất đầu máy trên 2000 KW nhằm phục vụ chiến lược “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Giao thông đường sông, ngoài các cảng tại Tà Hộc, Bích Hạ, Ba Cấp, Bình Thanh, Thung Nai (Hòa Bình), đang xây dựng cảng mới tại Mường La (Sơn La).

Giao thông đường hàng không ngoài Sân bay Nà Sản, hiện Sân bay Điện Biên Phủ sau đầu tư, nâng cấp khai thác tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ tần suất trung bình 2 chuyến/ngày. Định hướng trong thời gian tới, sẽ nâng cấp để thành sân bay quốc tế. Cùng với giao thông, vùng Tây Bắc những năm qua đã được đầu tư mạnh để phủ rộng điện lưới quốc gia, toàn vùng khoảng 93% số xã có điện. Một số tỉnh như Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái đạt tỷ lệ 100% số xã có điện lưới quốc gia.

Cơ cấu kinh tế các địa phương trong vùng chuyển mạnh theo hướng công nghiệp hóa thông qua thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khai thác và chế biến khoáng sản (apatít, quặng đồng, quặng sắt, chì kẽm, hóa chất, phân bón), sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng, gạch ngói…). Năm 2010, sản phẩm công nghiệp chủ yếu đã khai thác, chế biến: trên 1 triệu tấn quặng Apatit, 800.000 tấn phân lân, 400.000 tấn phân NPK, 800.000 tấn thép cán, 10 -11 tỷ KWh điện, 350.000 tấn giấy đế, 8.000 tấn đồng thỏi, 10.000 tấn kẽm điện phân, 5-6 triệu tấn xi măng…

Giá trị sản xuất công nghiệp tính trong 6 tháng đầu năm tăng 14,8% so với cùng kỳ. Trong 26 dự án đầu tư lớn thuộc các nhóm thủy điện,  khoáng sản, hóa chất - phân bón, giấy, xi măng có 7 dự án đã hoàn thành là nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn, Thủy điện Tuyên Quang, đồng Sin Quyền, tuyển quặng Apatít Cam Đường, xi măng Thái Nguyên, xi măng Sông Thao.

Các dự án còn lại đang trong giai đoạn hoàn thành và đi vào hoạt động trong các năm 2010 - 2012. Nông - lâm nghiệp đã chuyển mạnh đầu tư các vùng chuyên canh lớn theo hướng hàng hóa. Vùng chè trên 86.000 ha với sản lượng trên 400.000 tấn/năm ở Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La; cây ăn quả 180.000 ha; cây cao su gần 16.000 ha, ước năm 2010 đạt khoảng 42.000 ha. Kinh tế dịch vụ có chuyển biến cơ bản, nhất là trong phát triển dịch vụ du lịch, kinh tế cửa khẩu.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 ước đạt 3,9 tỷ USD với các mặt hàng chủ yếu như chè, dệt may, rau quả, giày dép, thủ công mỹ nghệ… Sự phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế bên cạnh nỗ lực của các địa phương có vai trò quan trọng của việc phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Năm 2010, dự kiến tổng vốn đầu tư huy động trên địa bàn trên 100.240 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư ngân sách Nhà nước trên 1/3, vốn tư nhân gần 23.450 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài trên 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình, dự án từ ngân sách Trung ương và các địa phương từ năm 2006-2010 cho phát triển nông nghiệp nông thôn đã giành khoảng 4.000.390 triệu đồng hỗ trợ phát triển vùng.

Tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng Tây Bắc trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 11,6%. Tăng trưởng khá nhưng so với tiềm năng, thế mạnh riêng có thì chưa tương xứng. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào vùng Tây Bắc là định hướng của Đảng, Nhà nước và mong muốn của mỗi địa phương trong vùng.

Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào vùng Tây Bắc do Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì lần thứ hai tổ chức vào ngày 10/12/2010 tại Yên Bái là một nỗ lực để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư. Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc - ông Lê Khả Đấu cho biết: “Ba lĩnh vực chủ yếu kêu gọi đầu tư tại điễn đàn này là  công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản. Với lĩnh vực này, một đồng vốn đầu tư chế biến mang lại lợi ích rất nhiều cho người dân cung cấp nguyên liệu, là cư dân bản địa. Thứ hai là đầu tư kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hệ thống giao thông đường bộ để tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển vùng. Thứ ba là phát triển du lịch dịch vụ”.

Về giải pháp của vùng cũng như các tỉnh, hàng đầu là đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, tập trung vào một số dự án tạo đột phá phát triển vùng. Các tỉnh xác định được thứ tự ưu tiên các dự án kêu gọi vốn, thông tin chi tiết về dự án, xác định hình thức đầu tư. Thứ hai là đẩy mạnh liên kết vùng miền trên căn cứ tập trung phát triển mạnh những ngành lĩnh vực có lợi thế để tạo động lực và tạo đà phát triển chung. Thứ ba, khẩn trương xây dựng một cơ chế phối hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh và điều phối, giám sát của cơ quan Trung ương.

Giải pháp có tính quan trọng là tập trung thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp, trong đó chú trọng thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại - thị trường, đào tạo nhân lực, liên kết và đối thoại công - tư giữa các ngành có liên quan với doanh nghiệp, nhất là thuế và hải quan.

T.A

Các tin khác
Miền Bắc sắp có mưa giông mạnh, đề phòng ngập úng. Ảnh minh họa

Khoảng đêm 18 và ngày 19/5, vùng hội tụ gió trên cao khả năng hoạt động mạnh trở lại. Do vậy, từ 19-23/5, miền Bắc mưa giông, có nơi mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Biển Đông khả năng đón 3-5 cơn bão trong thời gian từ nay đến tháng 8/2024. (Ảnh minh hoạ)

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, từ nay đến tháng 8/2024, Biển Đông xuất hiện 3-5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trong đó khoảng 1 cơn đổ bộ vào đất liền.

Tuyến đường thôn Khe Đâm đến trung tâm xã Mỏ Vàng thuộc tỉnh lộ 175 bị chia cắt do mưa lũ.

Từ khoảng 20h tối ngày 15/5 đến trưa 16/5, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều nơi mưa to đến rất to, mưa lớn kéo dài liên tục nhiều giờ. Đặc biệt, tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, lượng mưa đo được sáng 16/5 là 133 mm, gây sạt lở, cắt đứt giao thông một số tuyến đường, học sinh 3 điểm trường lẻ phải tạm thời nghỉ học. Xã Kiên Thành, Trấn Yên cũng thiệt hại gần 8 ha lúa, hoa màu và 80 con gia cầm.

Miền Bắc tiếp tục đón mưa lớn trong hôm nay.

Dự báo trong ngày và đêm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Bắc Trung Bộ cũng có mưa dông rải rác trong hôm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông vào chiều và tối, cục bộ có mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục