Trấn Yên thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/11/2011 | 10:02:14 AM

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh, huyện Trấn Yên đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bằng các giải pháp như: thực hiện nghiêm chỉnh Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh...

Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa (xã Báo Đáp) đầu tư thiết bị hiện đại tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa (xã Báo Đáp) đầu tư thiết bị hiện đại tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Từ năm 2008, huyện Trấn Yên đã quy hoạch các khu CN-TTCN, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn theo hướng chế biến sâu, gắn chế biến với vùng nguyên liệu.

Từ nhận thức đúng đắn về vai trò của CN-TTCN, huyện Trấn Yên đã tích cực kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, bao gồm chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, khai thác chế biến khoáng sản. Đồng thời phát triển sản xuất gắn với chế biến như trồng và chế biến tre măng Bát Độ, dâu tằm…

Huyện đã tập trung quy hoạch và san tạo mặt bằng khu công nghiệp tập trung của tỉnh tại xã Minh Quân và 3 cụm công nghiệp tập trung ở xã Báo Đáp với quy mô theo quy hoạch 14ha, Hưng Khánh 15ha và xã Y Can quy mô quy hoạch 15ha; Hoàn thiện cơ chế chính sách, cơ chế thu hút đầu tư đi đôi với cải cách thủ tục hành chính nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất.

Đến nay, các khu công nghiệp tập trung đều đã có các dự án đầu tư, các lĩnh vực kêu gọi đầu tư đã có hàng chục dự án triển khai và tiếp tục đăng ký mới. Toàn huyện hiện có 19 công ty TNHH và 9 doanh nghiệp tư nhân đầu tư chế biến các sản phẩm nông - lâm nghiệp.

Năm 2011, dự ước sản xuất giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến sản phẩm từ gỗ, tre, nứa của Trấn Yên đạt 70,8 tỷ đồng. Trong đó các công ty cổ phần ước đạt trên 28 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân 7,6 tỷ đồng và các hộ cá thể đạt gần 32 tỷ đồng.

Thành công trong thu hút, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN ở Trấn Yên thời gian qua là hình thành được các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng gắn với vùng nguyên liệu. 17 công ty, doanh nghiệp tư nhân chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện đã đầu tư thiết bị hàng tỷ đồng sản xuất gỗ ván dăm, ván dán ép, đũa gỗ xuất khẩu, gỗ xẻ thanh, gỗ ván bóc… với khối lượng 30.000m3 sản phẩm/năm. >>>Nhìn lại hoạt động chế biến gỗ rừng trồng ở Lương Thịnh

Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa ở xã Báo Đáp đầu tư nhà máy chế biến gỗ với quy mô khá lớn phát huy hiệu quả sản xuất ván ghép thanh hoàn chỉnh, đảm bảo sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, giá trị cao. 10 tháng năm 2011, doanh nghiệp đã sản xuất trên 500m3 sản phẩm chất lượng cao, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 60 lao động địa phương.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, huyện cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tre măng Bát Độ diện tích 1.499ha tập trung tại các xã Kiên Thành, Y Can, Quy Mông, Hồng Ca, Lương Thịnh Hưng Khánh, Tân đồng, Đào Thịnh, Việt Thành, vùng dâu nguyên liệu 110ha chủ yếu tập trung ở các xã Quy Mông, Việt Thành, Tân Đồng, Đào Thịnh.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và của tỉnh, năm 2010, Trấn Yên đã hỗ trợ 4 đề án khuyến công với tổng kinh phí 490 triệu đồng, Năm 2011 đã có 7 dự án được đầu tư với nguồn kinh phí 572 triệu đồng hỗ trợ đắc lực các cơ sở đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao năng lực sản chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch bê tông và gia công chế tạo cơ khí. 

Những năm tới, huyện tiếp tục đầu tư  nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển CN-TTCN trên địa bàn, đưa sản xuất công nghiệp thành ngành kinh tế chủ đạo. Huyện chủ trương phát triển liên kết liên doanh giữa các cơ sở công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu và người nông dân để mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách của tỉnh đối với các nhà đầu tư có dự án công nghiệp tiên tiến, vốn đầu tư lớn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp; thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.

Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản để giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. Đẩy mạnh việc quảng bá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế.

 Kim Tiến

Các tin khác
Hình ảnh đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trên bản vẽ.

Tuyến đường này đi qua 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh- Hà Khẩu của Trung Quốc.

YBĐT - Đầu tháng 10, đoàn công tác của Tổ chức Gabriele Francke Stiftung (GFS/Đức) do ông Gabriele Francke - Giám đốc làm trưởng đoàn đã lên Yên Bái kiểm tra tình hình thực hiện Dự án hỗ trợ điều kiện học tập, sinh hoạt cho trẻ em mồ côi tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 1850/TTg-QHQT về phê duyệt danh mục 4 dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vốn, điều chỉnh quy mô và kéo dài thời gian thực hiện dự án "Phát triển ngành lâm nghiệp" theo kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục